Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 238:1999

CỐT LIỆU BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG KIỀM – SILIC

Concrete aggregates – Chemical test method for potential alkali – silica reactivity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp hóa học để xác định khả năng phản ứng của cốt liệu với kiềm natri và kali trong bê tông xi măng pooclăng.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại cốt liệu chứa silic dioxit (SiO2).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- TCVN 337:1986 Cát xây dựng – Phương pháp lấy mẫu.

- TCVN 342:1984 Cát xây dựng – Phương pháp xác định thành phần hạt và môđun độ lớn.

- TCVN 1772:1987 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – Phương pháp thử.

- TCVN 4851:1989 Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.

- ASTM C 227 - 90 Test Method for Potential Alkali Reactivity of Cement Aggregate Combinations (Mortar Bar Method).

- ASTM C 295 - 90 Guide for Petrographic Examination of Aggregates for Concrete.

- ASTM C 342 - 90 Test Method for Potential Volume change of Cement Aggregates Combinations.

- ASTM C 586 – 92 Test Method for Potential Alkali Reactivity of Carbonate Rocks for Concrete Aggregates (Rock Cylinder Method).

3. Quy định chung

3.1. Nước dùng trong quá trình thử nghiệm là nước cất theo TCVN 4851:1989.

3.2. Hóa chất dùng trong thử nghiệm có độ tinh khiết không thấp hơn “tinh khiết phân tích” (TKPT).

3.3. Hóa chất pha loãng theo tỉ lệ thể tích được đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ: HCl (1 + 2) là dung dịch gồm 1 thể tích HCl đậm đặc trộn đều với 2 thể tích nước cất.

3.4. Mỗi loại cốt liệu được chuẩn bị thành một mẫu thử. Thí nghiệm được tiến hành song song trên ba lượng cân của mẫu thử và một thí nghiệm trắng để xác định độ giảm kiềm.

Chênh lệch giữa các kết quả thử xác định song song so với trung bình số học của chúng phải nằm trong giới hạn cho phép. Nếu vượt phải tiến hành thử lại.

4. Thiết bị

4.1. Cân kĩ thuật có độ chính xác tới 0,01 g.

4.2. Cân phân tích có độ chính xác tới 0,0002 g.

4.3. Tủ sấy có quạt gió và bộ phận tự ngắt nhiệt độ đến 200oC.

4.4. Lò nung có bộ phận tự ngắt nhiệt độ đến 1100oC.

4.5. Búa, cối chày đồng hoặc gang để đập và nghiền cốt liệu.

4.6. Sàng tiêu chuẩn theo TCVN 342:1986 có kích thước mắt sàng 5; 0,315; 0,14 mm hoặc các sàng có kích thước mắt sàng 4,75; 0,3; 0,15 mm.

4.7. Bình phản ứng bằng thép không gỉ hoặc bằng polyetylen (không bị biến dạng và không phản ứng với hóa chất thử nghiệm ở 80oC). Bình có dung tích 75 ÷ 100 ml và có nắp đậy giữ kín khí (xem hình 1).

4.8. Bình điều nhiệt giữ nhiệt 80 ± 1oC ổn định trong 24 giờ.

4.9. Máy hút chân không.

4.10. Bình lọc có nhánh hút chân không.

4.11. Bếp cách thủy, bếp điện.

4.12. Chén bạch kim.

4.13. Chén sứ.

4.14. Giấy lọc định lượng không tro:

- Chảy nhanh, đường kính lỗ trung bình 20 μm.

- Chảy trung bình, đường kính lỗ trung bình 7 μm.

5. Hóa chất

5.1. Axit clohydric HCl (d = 1,19) (TKPT).

5.2. Axit clohydric HCl tiêu chuẩn (0,05N).

5.3. Dung dịch axit clohydric HCl (1 + 1).

5.4. Axit flohydric HF (d = 1,12; 38 – 40%) (TKPT).

5.5. Dung dịch natri hydroxit NaOH 1N. Hòa tan 40 gam NaOH rắn vào nước cất và định mức đến 1000 ml lắc đều.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 238:1999 về Cốt liệu bê tông - Phương pháp hoá học xác định khả năng phản ứng kiềm - silic

  • Số hiệu: TCXDVN238:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản