Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 161 : 1987

CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐIỆN TRONG KHẢO SÁT XÂY DỰNG

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung đối với việc sử dụng trong công tác khảo sát xây dựng những phương pháp thăm dò địa vật lý điện (gọi tắt là thăm dò điện. sau đây:

1. Phương pháp đo sâu điện.

2. Phương pháp đo mặt cắt điện.

3. Phương pháp nạp điện hố khoan.

4. Phương pháp trường điện thiên nhiên.

1.2. Công tác thăm dò điện trong khảo sát kỹ thuật phục vụ cho xây dựng cơ bản (gọi tắt là khảo sát xây dựng. là công tác nghiên cứu điều kiện tự nhiên của vùng (địa điểm. xây dựng nhằm thu thập những số liệu ban đầu cần thiết về trường điện tự nhiên và nhân tạo được phản ánh qua các cấu trúc địa hình, địa chất, điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, các quá trình hiện tượng địa chất vật lí… để lập được các giải pháp và luận cứ có cơ sở và đúng đắn về mặt khoa học kỹ thuật và hợp lý về mặt kinh tế để phục vụ cho các công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng nhà, công trình xây dựng.

1.3. Phương pháp và kỹ thuật tiến hành công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng khác với phương pháp và kỹ thuật tiến hành công tác thăm dò điện trong ngành địa chất ở những điểm chủ yếu sau đây.

1. Độ chi tiết hoá tỉ mỉ hơn: khoảng cách giữa các tuyến và các điểm đo chi tiết hơn, khoảng cách giữa các điểm đo sâu đan dầy hơn, phương pháp mặt cắt điện có bước đo nhỏ hơn.

2. Độ sâu nghiên cứu nhỏ hơn: trong khảo sát địa chất công trình cho xây dựng dân dụng và công nghiệp chiều sâu nghiên cứu các lớp đất nông hơn chủ yếu là lớp đất phủ cho tới bề mặt đá gốc, trừ trường hợp gặp đá vôi phát triển các hang động các -tơ;

3. Việc phân tầng theo thành phần, trạng thái , tính chất của các lớp đất đá chi tiết hơn;

4. Các kết quả đo đòi hỏi cao về tính đơn trị và độ chính xác;

5. Mối quan hệ giữa nhà địa vật lý với các nhà địa chất, địa chất công trình , địa chất thuỷ văn trong quá trình công tác chặt chẽ hơn và thường xuyên hơn;

6. Yêu cầu về công tác kỹ thuật an toàn lao động cao hơn.

7. Mức độ nhiễu công nghiệp lớn hơn.

1.4. Trong khảo sát xây dựng phương pháp thăm dò điện được sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:

1. Xác định điều kiện thế nằm và sự phân bố của các lớp đất đá theo diện và chiều sâu;

2. Xác định và khoanh vùng cáctơ, nghiên cứu các quá trình liên quan tới chúng;

3. Tìm kiếm và khoanh định các công trình kỹ thuật ngầm, móng công trình bị chôn vùi, hố sụt, các khe rạch và kênh mương bị lấp phủ v.v….

4. Nghiên cứu trượt và sụt lở đất đá;

5. Nghiên cứu điều kiện thế nằm và diện phân bố của nước dưới đất;

6. Nghiên cứu và khoanh định danh giới nhiễm mặn của nước dưới đất;

7. Xác định hoạt tính ăn mòn của đất đối với các cấu kiện kim loại;

8. Xác định các thông số cần thiết phục vụ cho thiết kế thu lôi chống sét;

Chú thích:

Tất cả các nhiệm vụ kế trên chỉ được giải quyết một cách đúng đắn khi sử dụng kết hợp một số phương pháp thăm dò điện với nhau hoặc với tổ hợp các phương pháp thăm dò địa vật lý khác (phụ lục..

1.5. Giống như các phương pháp khảo sát khác dùng trong khảo sát xây dựng, phương pháp thăm dò điện cũng có những giới hạn sử dụng nhất định của nó. Để tách được đối tượng này với đối tượng khác bằng phương pháp thăm dò điện thì tính chất trường điện của đối tượng cần nghiên cứu phải khác biệt với tính chất trường điện của môi trường xung quanh và được phản ánh qua các thiết bị máy móc có độ nhạy nhất định phù hợp với phương pháp, hệ nghiên cứu được lựa chọn. Nếu đối tượng nghiên cứu không thoả mãn các điều kiện nêu trên thì không thể dùng phương pháp thăm dò điện để nghiên cứu được.

1.6. Trong các phương pháp thăm dò điện, trừ phương pháp nạp điện hố khoan và phương pháp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 161:1987 về công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng

  • Số hiệu: TCXD161:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1987
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản