Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 14011: 1997

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG - THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ - ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Guidelines for environmental auditing - Audit procedures - Auditing of environmental management systems

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định thủ tục đánh giá để lập kế hoạch và thực hiện việc đánh giá một hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) nhằm xác định sự phù hợp với chuẩn cứ đánh giá HTQLMT.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 14001: 1996, Hệ thống quản lý môi trường - Quy định và hướng dẫn sử dụng

TCVN ISO 14010: 1997, Hướng dẫn đánh giá môi trường - Các nguyên tắc chung

TCVN ISO 14012: 1997, Hướng dẫn đánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa nêu trong TCVN ISo 14010: 1997 và ISO 14001 và các định nghĩa dưới đây:

Chú thích 1 - Thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực quản lý môi trường được quy định trong ISO 14050.

3.1. Hệ thống quản lý môi trường

Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc thực hành, thủ tục quy trình và nguồn lực để xây dựng, thực hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách môi trường [ISO 14001: 1996].

3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường

Quá trình thu thập và đánh giá khách quan các chứng cứ để xác định xem hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với các chuẩn cứ đánh giá HTQLMT hay không, và thông báo các kết quả đánh giá cho khách hàng. Quá trình này phải được kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản.

3.3. Chuẩn cứ đánh giá HTQLMT

Các chính sách, quy tắc thực hiện, thủ tục hay các yêu cầu, quy định trong ISO 14001, và nếu có thể, bao gồm cả các yêu cầu bổ sung đối với HTQL, mà chuyên gia đánh giá căn cứ vào đó để so sánh các chứng cứ đánh giá đã thu được về HTQLMT của một tổ chức.

4. Mục đích, vai trò và trách nhiệm đánh giá HTQLMT

Đánh giá HTQLMT phải có những mục đích nhất định: các ví dụ về các mục đích điển hình là:

a) xác định sự phù hợp của HTQLMT của bên được đánh giá so với chuẩn cứ đánh giá HTQLMT;

b) xác định xem HTQLMT của bên được đánh giá có được áp dụng và duy trì một cách hoàn hảo không;

c) xác định các lĩnh vực có thể cải tiến HTQLMT của bên được đánhgiá;

d) đánh giá khả năng của quá trình xem xét lại việc quản lý nội bộ để đảm bảo HTQLMT liên tục phù hợp và có hiệu quả;

e) đánh giá HTQLMT của một tổ chức để thiết lập quan hệ hợp đồng, như với bên cung ứng tiềm ẩn hoặc bạn hàng liên doanh, liên kết.

4.2. Vai trò, trách nhiệm và hoạt động

4.2.1. Chuyên gia đánh giá trưởng

Chuyên gia đánh giá trưởng có trách nhiệm bảo đảm tiến hành và hoàn thiện việc đánh giá một cách tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi và chương trình đánh giá đã được khách hàng chấp nhận.

Bên cạnh đó, trách nhiệm và hoạt động của chuyên gia đánh giá trưởng phải bao gồm:

a) thảo luận với khách hàng để xác định phạm vi đánh giá;

b) thu thập các thông tin cơ bản chuyên môn cần thiết để đạt mục đích đánh giá như chi tiết về các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của bên được đánh giá, địa điểm, môi trường xung quanh và chi tiết về các lần đánh giá trước;

c) đánh giá xem các yêu cầu đánh giá môi trường quy định ở TCVN ISO 14010: 1997 đã được đáp ứng hay chưa;

d) thành lập đoàn đánh giá, xem

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14011:1997 (ISO 14011:1996) về hướng dẫn đánh giá môi trường - thủ tục đánh giá - đánh giá hệ thống quản lý môi trường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVNISO14011:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản