Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9534:2013

LA BÀN ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

Compasses used onboard sea going vessels

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9534 : 2013 La bàn định hướng sử dụng trên tàu biển do Trường Đại học Hàng hải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

LA BÀN ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

Compasses used onboard sea going vessels

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chế tạo lắp đặt, sử dụng các la bàn định hướng (la bàn từ, la bàn con quay) được sử dụng trên các tàu biển.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Tàu thủy cao tốc (high speed craft) là tàu có tốc độ trong khoảng từ 30 hải lý/h đến 70 hải lý/h.

2.2. La bàn từ (magnetic compass) là một thiết bị được thiết kế trên nguyên lý sử dụng từ trường trái đất để xác định hướng kinh tuyến địa từ phục vụ định hướng trên biển. La bàn từ có thể có hoặc không có hệ thống treo cacđăng. Nếu la bàn từ không có hệ thống treo cacđăng thì các yêu cầu về hệ thống treo cacđăng sẽ không được áp dụng cho la bàn từ đó.

2.3. Hệ số A (A coeficient): là hệ số của thành phần từ lực có hướng tác dụng vuông góc với kinh tuyến từ (sau đây gọi là thành phần lực A), hướng dương tạo với kinh tuyến từ góc 90o, hướng âm tạo với kinh tuyến từ góc 270o nó được phát sinh do sắt non trên tàu và lực từ của trái đất. Thành phần lực A gây ra độ lệch cố định.

2.4. Hệ số B (B coeficient): là hệ số của thành phần từ lực có hướng tác dụng theo trục dọc tàu (sau đây gọi là thành phần lực B), hướng dương tạo với kinh tuyến từ góc bằng hướng đi địa từ, hướng âm có hướng ngược lại. Thành phần này được phát sinh do sắt non và sắt già trên tàu. Thành phần lực B gây ra độ lệch bán vòng.

2.5. Hệ số C (C coeficient): là hệ số của thành phần từ lực có hướng tác dụng vuông góc với trục dọc tàu (sau đây gọi là thành phần lực C), hướng dương tạo với kinh tuyến từ góc bằng hướng đi địa từ cộng 90o, hướng âm có hướng ngược lại. Thành phần này cũng được phát sinh do sắt non và sắt già trên tàu. Thành phần lực C gây ra độ lệch bán vòng.

2 6. Hệ số D (D coeficient): là hệ số của thành phần từ lực có hướng tác dụng bằng hai lần hướng đi của tàu (sau đây gọi là thành phần lực D), hướng dương tạo với kinh tuyến từ góc bằng 2 lần hướng đi địa từ, hướng âm có hướng ngược lại. Thành phần này cũng được phát sinh do sắt non trên tàu. Thành phần lực D gây ra độ lệch 1/4 vòng.

2.7. Hệ số E (E coeficient): là hệ số của thành phần từ lực có hướng tác dụng vuông góc với hướng bằng hai lần hướng đi của tàu (sau đây gọi là thành phần lực E), hướng dương tạo với kinh tuyến từ góc bằng 2 lần hướng đi địa từ cộng với 90o, hướng âm có hướng ngược lại. Thành phần này cũng được phát sinh do sắt non trên tàu. Thành phần lực E gây ra độ lệch 1/4 vòng.

2.8. Sắt non (ferrite or soft iron): là những vật liệu sắt có lực kháng từ nhỏ (< 2 oe), hầu như không có khả năng giữ lại từ tính.

2.9. Sắt già (hard iron): là những vật liệu sắt có lực kháng từ lớn (> 20 oe), có khả năng giữ lại từ tính lớn, nó thường được sử dụng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu.

2.10. La bàn con quay (gyro compass): là thiết bị sử dụng nguyên lý của con quay và chuyển động của hành tinh để xác định hướng địa lý phục vụ xác định phương hướng trên biển. Thuật ngữ la bàn con quay được hiểu là một thiết bị hoàn chỉnh bao gồm tất cả các thành phần chính của la bàn con quay.

2.11. Hướng đi thật (true heading) là góc ngang giữa mặt phẳng thẳng đứng dọc theo kinh tuyến chuẩn và mặt phẳng thẳng đứng dọc từ mũi đến lái của tàu. Nó được đo từ hướng Bắc thật (000o) theo chiều kim đồng hồ và có giá trị biến thiên từ 0o đến 360o.

La bàn được coi là ổn định nếu 3 lần đọc bất kỳ trong khoảng 30 phút cho kết quả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9534:2013 về La bàn định hướng sử dụng trên tàu biển

  • Số hiệu: TCVN9534:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản