Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8053:2009

TẤM LỢP DẠNG SÓNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

Corrugated sheets for pitched roofs - Design standard and guide for installation

Lời nói đầu

TCVN 8053:2009 do Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TẤM LỢP DẠNG SÓNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

Corrugated sheets for pitched roofs - Design standard and guide for installation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết kế và hướng dẫn cách lắp đặt các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2337* Tải trọng động - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 8052-2:2009 Tấm lợp bitum dạng sóng - Phương pháp thử.

3. Yêu cầu thiết kế

3.1. Yêu cầu thông gió

Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.

Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.

3.2. Yêu cầu cách nhiệt

Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.

3.3. Yêu cầu cách âm

Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.

3.4. Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất

Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.

3.5. Yêu cầu về an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên

3.5.1. Yêu cầu về an toàn

Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.

3.5.2. Yêu cầu đối với điều kiện thời tiết tự nhiên

Các sản phẩm phải chịu được gió tốc chiều cao như đã chỉ ra ở tiêu chuẩn

3.5.3. Khả năng chống tốc mái do gió

Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15 %.

Khả năng chống tốc mái do gió, Ru, được tính bằng Niutơn trên một mét vuông mái, được xác định bằng công thức:

Ru = [giá trị được xác định theo (8.1) của TCVN 8052-2:2009] x N x 0,8

trong đó: 0,8 là hệ số cho công trình có hình dạng bình thường.

3.6. Yêu cầu chống cháy

Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.

3.7. Bảo dưỡng

Phải có thiết kế chỉ dẫn bảo dưỡng mái để duy trì các đặc tính chung của sản phẩm lợp sử dụng vào mái.

3.8

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8053:2009 về tấm lợp dạng sóng - yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt

  • Số hiệu: TCVN8053:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản