MEN THỦY TINH VÀ MEN SỨ - DỤNG CỤ TRÁNG MEN DÙNG ĐỂ ĐUN NẤU - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT
Vitreous and porcelain enamels - Enamelled cooking utensils - Dertermination of resistance to thermal shock
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tác động của sự thay đổi nhiệt độ đột ngột lên khả năng bền vững của các dụng cụ tráng men thủy tinh, men sứ và các dụng cụ tương tự (độ bền sốc nhiệt), bằng phép thử sốc nhiệt liên tiếp.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau đây:
2.1. Phép thử sốc nhiệt (thermal shock test):
Một loạt các thao tác mà bắt đầu là đổ nước lạnh vào mẫu thử đã được đốt nóng và kết thúc là khi các phép thử tiếp theo đạt được nhiệt độ sốc nhiệt.
2.2. Nhiệt độ sốc nhiệt (thermal shock temperature):
Nhiệt độ của mẫu thử được đốt nóng trước khi được làm lạnh bằng nước lạnh.
2.3. Độ bền sốc nhiệt (thermal shock resistance):
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ sốc nhiệt cao nhất mà tại đó mẫu thử chưa xuất hiện sự phá hỏng đầu tiên khi làm lạnh hoặc trong khi đốt nóng và nhiệt độ của nước.
2.4. Sự phá hỏng (damage):
Mảnh vỡ hoặc vết nứt ở men nhìn thấy được bằng mắt ở khoảng cách 250 mm hoặc bằng cách dùng chất lỏng có màu cho thấm vào.
Một dãy các phép thử sốc nhiệt riêng rẽ được điều khiển mức tăng nhiệt độ là 20 oC giữa mỗi lần sốc nhiệt bằng cách đốt nóng mẫu thử từ bên ngoài và sau đó làm lạnh ở bên trong bằng nước có nhiệt độ 20 oC.
Đối với phép thử ban đầu, nhiệt độ sốc nhiệt sẽ lên đến 200 oC. Phép thử kết thúc khi sự phá hỏng đầu tiên trên mẫu xuất hiện.
4.1. Bếp điện, có khả năng kiểm soát liên tục được nhiệt độ, có đường kính và công suất tối đa như cho trong bảng 1.
Bảng 1 - Bếp điện sử dụng để đốt nóng mẫu thử
Đường kính trong của mẫu thử | Bếp điện | |
Đường kính | Công suất tối đa | |
mm | mm | W |
Đến 180 | 145 | 1 000 ± 100 |
Trên 180 và đến 220 | 180 | 1 500 ± 150 |
Trên 220 | 220 | 2 000 ± 200 |
Để thử mẫu thử có đế không phẳng, bếp điện được phủ lên trên một vòng chứa đầy hạt bằng đồng có kích thước hạt từ 0,100 mm đến 0,125 mm.
4.2. Thiết bị đo nhiệt độ, hiển thị nhanh, chính xác đến 2 oC.
4.3. Nhiệt kế, để đo nhiệt độ của nước.
4.4. Da sơn dương, khăn giấy hoặc giấy mỏng dùng cho phòng thí nghiệm.
4.5. Dụng cụ chứa nước.
4.6. Đồng hồ bấm giây.
5.1. Các dụng cụ dùng để thử được coi là mẫu thử nhưng không được sửa đổi.
5.2. Mẫu thử phải đại diện được cho toàn bộ lô hàng. Kế hoạch lấy mẫu phải được thỏa thuận giữa các bên liên quan
5.3. Phải thử ít nhất là ba mẫu.
6.1. Yêu cầu chung
CHÚ THÍCH - Phụ lục A giới thiệu nguyên nhân cơ bản sự lựa chọn các điều kiện thử được quy định trong tiêu chuẩn này.
Đối với mỗi phép thử sốc nhiệt, mẫu thử được đổ đầy nước có nhiệt độ 20 oC ± 1 oC, đến độ cao 30 mm, nếu có thể được. Nếu không thể đổ nước vào mẫu thử đến độ cao 30 mm, thì trong bản báo cáo thử nghiệm phải ghi độ cao thực tế đổ nước được. Phải bảo đảm có nhiều nước có nhiệt độ 20 o
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7542-2:2005 (ISO 4531-2 : 1998) về Men thuỷ tinh và men sứ - Sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ tráng men khi tiếp xúc với thực phẩm - Phần 2: Giới hạn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 163/2006/QĐ-BKHCN ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về Men thủy tinh và men sứ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7542-2:2005 (ISO 4531-2 : 1998) về Men thuỷ tinh và men sứ - Sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ tráng men khi tiếp xúc với thực phẩm - Phần 2: Giới hạn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7543:2005 ((ISO 2747 : 1998) về Men thủy tinh và men sứ - Dụng cụ tráng men dùng để đun nấu - Xác định độ bền sốc nhiệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7543:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 09/02/2006
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực