Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7439 : 2004

ISO 9886 : 1992

ECGÔNÔMI - ĐÁNH GIÁ CĂNG THẲNG NHIỆT BẰNG PHÉP ĐO CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ

Ergonomics - Evaluation of thermal strain by physiological measurements

Lời nói đầu

TCVN 7439 : 2004 hoàn toàn tương đương với ISO 9886 : 1992

TCVN 7439 : 2004 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecgônômi” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khuyến nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

ECGÔNÔMI - ĐÁNH GIÁ CĂNG THẲNG NHIỆT BẰNG PHÉP ĐO CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ

Ergonomics - Evaluation of thermal strain by physiological measurements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp để đo và giải thích các thông số sinh lý sau:

a) nhiệt độ lõi cơ thể,

b) nhiệt độ da,

c) nhịp tim,

d) giảm khối lượng cơ thể.

Sự lựa chọn các biến số và kỹ thuật đo tùy thuộc vào những người chịu trách nhiệm đối với sức khỏe của đối tượng nghiên cứu là người lao động. Những người này sẽ phải xem xét không những đến bản chất của điều kiện nhiệt mà còn đến mức độ chấp nhận các kỹ thuật của những đối tượng được nghiên cứu.

Cần nhấn mạnh rằng các phép đo trực tiếp trên cá thể chỉ có tiến hành với hai điều kiện;

a) nếu đối tượng nghiên cứu được thông báo đầy đủ về sự bất tiện và nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi kỹ thuật đo và đồng ý cho đo với phép đo này.

b) nếu các phép đo này không gây rủi ro không thể chấp nhận được về mặt tập quán cũng như đạo đức.

Để đơn giản hóa sự lựa chọn này, phụ lục A đưa ra một so sánh về các phương pháp khác nhau liên quan đến phạm vi áp dụng, sự phức tạp về kỹ thuật, sự bất tiện cũng như các rủi ro có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện sẽ gặp để đảm bảo sự chính xác của dữ liệu được tập hợp từ nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đo được mô tả trong phụ lục B, Giá trị giới hạn được đề cập trong phụ lục C.

Tiêu chuẩn này không liên quan đến các điều kiện thực nghiệm và các kỹ thuật viên có thể phát triển các phương pháp khác với mục đích nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nên sử dụng các phương pháp mô tả dưới đây để có thể so sánh kết quả.

2. Phép đo nhiệt độ lõi cơ thể (tcr)

2.1. Khái quát

Thuật ngữ “lõi” chỉ tất cả các mô ở vị trí đủ sâu để không bị ảnh hưởng bởi gradient nhiệt độ qua mô bề mặt. Tuy nhiên, sự thay đổi của nhiệt độ lõi có thể phụ thuộc vào chuyển hóa tại chỗ, vào mật độ của mạng mạch máu và các biến đổi tại chỗ của dòng máu. Bởi vậy nhiệt độ lõi không phải là khái niệm duy nhất và có thể đo được cũng như các thông số đó. Nhiệt độ này có thể lấy xấp xỉ bằng phép đo nhiệt độ ở các điểm khác nhau của cơ thể.

a) thực quản: nhiệt độ thực quản (tes)

b) thực trạng: nhiệt độ thực tràng (tre)

c) đường tiêu hóa: nhiệt độ trong ổ bụng (tab)

d) miệng: nhiệt độ miệng (tor­)

e) màng nhĩ: nhiệt độ màng nhĩ (tty)

f) ống tai: nhiệt độ ống tai (tac)

g) nhiệt độ nước tiểu (tur)

Liệt kê thứ tự các kỹ thuật trên chỉ để làm cho sự trình bày được rõ ràng.

Tùy thuộc vào kỹ thuật được sử dụng, nhiệt độ đo được có thể phản ánh:

- Nhiệt độ trung bình của cơ thể; hoặc

- Nhiệt độ của máu nuôi não và do vậy ảnh hưởng đến trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Nhiệt độ này thường được dùng để

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7439:2004 (ISO 9886 : 1992) về Ecgônômi - Đánh giá căng thẳng nhiệt bằng phép đo các thông số sinh lý do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7439:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản