Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TẤM BÁO HIỆU PHÍA SAU CHO XE HẠNG NẶNG VÀ DÀI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Rear marking plates for heavy and long vehicles - Requirements and test methods in type approval
HÀ NỘI - 2003
|
TCVN 7361 : 2003 được biên soạn trên cơ sở quy định ECE 104.
TCVN 7361 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với tấm báo hiệu phía sau của ôtô hạng nặng và rơmooc.
- Tài liệu của ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE No 15 (1971).
- Tài liệu của ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE TC 1.6.
- Tài liệu của ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE TC 2.3.
- ISO 105-B02-1994 (bổ sung năm 1998; 2000): Textiles-Tests for colour fasness - Part B02: Colour fasness to artificial light: Xenon are fading lamp test.Thử độ bền màu của hàng dệt.
- Tiêu chuẩn của ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE D65.
- Tiêu chuẩn ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE A.
- Tài liệu của ủy ban chiếu sáng Quốc tế CIE No. 54, 1982.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Tấm báo hiệu phía sau (Rear marking plate): Một tấm hình chữ nhật có các hình mẫu đặc trưng trên bề mặt và có lớp vật liệu hoặc cơ cấu phản quang và huỳnh quang;
3.2. Bộ tấm mẫu (Sample unit): Một bộ tấm báo hiệu hoàn chỉnh để lắp vào xe và đại diện cho loạt sản phẩm hiện tại;
3.3. Các loại tấm báo hiệu phía sau:
Loại 1: Tấm báo hiệu phía sau dùng cho xe tải hạng nặng (xe tải hoặc đầu kéo) có các sọc huỳnh quang đỏ và các sọc phản quang vàng xen kẽ.
Loại 2: Tấm báo hiệu phía sau dùng cho xe dài (rơmoóc và sơmi rơmoóc) ở giữa có lớp phản quang màu vàng và có đường viền là lớp huỳnh quang màu đỏ.
Loại 3: Tấm báo hiệu phía sau dùng cho xe tải hạng nặng (xe tải hoặc đầu kéo) có các sọc phản quang đỏ và các sọc phản quang vàng xen kẽ.
Loại 4: Tấm báo hiệu phía sau dùng cho xe dài (rơmoóc và sơmi rơmoóc) ở giữa là lớp phản quang vàng và đường viền là lớp phản quang đỏ.
3.4 Sự phản quang (Retro-reflection):
Sự phản xạ trong đó sự bức xạ quay trở về theo hướng gần với hướng của tia sáng chiếu tới, tính chất này được duy trì ngay cả khi có sự thay đổi lớn về hướng của tia tới.
3.4.1 Vật liệu phản quang (Retro-reflective material): Một bề mặt hoặc một dụng cụ khi bị chịu bức xạ trực tiếp thì phần lớn các tia tới bị phản xạ ngược lại.
3.4.2 Tấm phản quang (Retro-reflecting device): Một cụm lắp bao gồm một hoặc nhiều phần tử phản quang.
3.5 Các định nghĩa hình học (Hình A1)
3.5.1 Tâm chuẩn (Reference centre): Một điểm ở trên hoặc ở gần vùng phản quang được coi là tâm của thiết bị để xác định các đặc tính của nó.
3.5.2 Trục chiếu sáng (illumination axis): Đoạn thẳng từ tâm chuẩn đến nguồn sáng.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6890:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - chân chống mô tô, xe máy hai bánh - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6204:2008 (ISO 3929 : 2003) về Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo khí thải trong kiểm tra hoặc bảo dưỡng
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8527-1:2010 (ISO 11155-1:2001) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bộ lọc không khí dùng cho khoang hành khách - Phần 1: Phép thử lọc bụi
- 5Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải
- 1Quyết định 38/2003/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6890:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - chân chống mô tô, xe máy hai bánh - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6204:2008 (ISO 3929 : 2003) về Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo khí thải trong kiểm tra hoặc bảo dưỡng
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8527-1:2010 (ISO 11155-1:2001) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bộ lọc không khí dùng cho khoang hành khách - Phần 1: Phép thử lọc bụi
- 6Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7361:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - tấm báo hiệu phía sau cho xe hạng nặng và dài - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7361:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra