Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7354 : 2003

MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH - TAY LÁI -YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Two wheel motorcycles and mopeds – Handle-bar - Requirements and test methods

HÀ NỘI - 2003

Lời nói đầu

TCVN 7354 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với phần ống của các loại tay lái môtô, xe máy hai bánh thông dụng (Sau đây gọi tắt là tay lái) làm bằng ống thép cacbon hoặc thép hợp kim thấp hàn điện hoặc ống không hàn.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 197:2002 Kim loại - Phương pháp thử kéo

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Thông số và kích thước cơ bản của tay lái được quy định trên hình 1 và bảng 1.

Chú thích - Hình vẽ không quy định các kích thước cụ thể của từng loại tay lái.

Hình 1

Chú thích - Cho phép sử dụng vật liệu khác có cơ tính không thấp hơn bảng 2.

3.2. Độ ô van và độ không đồng đều về chiều dày tay lái không được làm cho kích thước vượt ra ngoài các quy định trong bảng 1.

3.3. Trên bề mặt của tay lái không được có các vết nứt, vết nhăn, vết xước sâu có thể ảnh hưởng đến cơ tính của tay lái.

3.4. Hai đầu của tay lái phải được cắt vuông góc và phải được làm sạch gờ. Vết cắt phải được thực hiện sao cho hai đầu tay lái không bị móp méo, trầy xước.

3.5. ống thép chế tạo tay lái phải được sản xuất bằng thép cacbon chất lượng cao hay thép hợp kim thấp đã qua nhiệt luyện. Cơ tính của ống chế tạo tay lái được quy định trong bảng 2.

3.6 Độ cong, vênh của các phần đoạn ống thẳng tay lái không được vượt quá 1,5 mm.

3.7. Các mối hàn trên tay lái phải ngấu đều, không được có các khuyết tật làm ảnh hưởng đến cơ tính của tay lái và các yêu cầu về kích thước quy định trong bảng 1.

3.8. Các cơ cấu gắn vào tay lái (núm bắt gương, tấm đỡ dây ga, dây le,...) phải được bố trí cân đối theo yêu cầu đã được phê duyệt, mối hàn phải đảm bảo để các cơ cấu trên bền vững trong quá trình lắp ráp và vận hành xe máy.

4. Phương pháp thử

4.1. Kiểm tra các kích thước và sai số hình học của tay lái bằng các dụng cụ đo kích thước thông dụng như panme, thước đo chiều dài, thước cặp, gá đo ba chiều.

4.2. Kiểm tra độ bền kéo tức thời, độ dãn dài tương đối (bảng 2) của vật liệu chế tạo tay lái theo TCVN 197:2002 Kim loại - Phương pháp thử kéo.

4.3. Phần ống chính của tay lái phải được kiểm tra nén bẹp ở khoảng cách l=2/3 đường kính ngoài của tay lái, như sau:

- Phép thử này được tiến hành ở nhiệt độ bình thường khoảng 20oC  10oC

- Khoảng cách giữa hai mặt nén (Z) phải được đo khi có tải trọng.

- Khoảng cách Z = 1/2 D.

-. Khi thử những ống có mối hàn, vị trí của mối hàn phải nằm trong mặt phẳng tạo với hướng nén một góc 45o.

- Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi nén bẹp ống đến một khoảng cách xác định giữa hai mặt nén (Z) mà không xuất hiện các vết rạn nứt ở vùng biến dạng.

Hình 2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7354:2003 về mô tô, xe máy hai bánh - tay lái -yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7354:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản