Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ - TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design
Part 1: General requirements
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7161-1:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 14520-1:2000
TCVN 7161-1:2002 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC21 thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
HƯỚNG DẪN
Hệ thống chữa cháy theo tiêu chuẩn này được thiết kế nhằm tạo ra môi trường chữa cháy thể khí để dập tắt đám cháy. Một số phương pháp cung cấp chất chữa cháy khác nhau và phun chất chữa cháy vào điểm yêu cầu để dập tắt đám cháy được triển khai trong những năm gần đây, nên cần phải phổ biến thông tin về các hệ thống và phương pháp chữa cháy này. Tiêu chuẩn này được soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Đặc biệt, tiêu chuẩn còn quy định các yêu cầu mới về phòng tránh thải ra các chất chữa cháy trong quy trình thử và phương pháp thực hiện. Các yêu cầu này bao gồm trong thử nghiệm tính nguyên vẹn. Các yêu cầu của tiêu chuẩn được biên soạn trên cơ sở các dữ liệu kỹ thuật tốt nhất mà nhóm công tác có tại thời điểm soạn thảo, nhưng vì phạm vi tiêu chuẩn quá rộng nên không thể xem xét hết được các yếu tố hoặc trường hợp có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các yêu cầu trên.
Trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn này, việc xây dựng các điều khoản của tiêu chuẩn được giao cho những người đủ trình độ và kinh nghiệm về đặc tính kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm phê duyệt, kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy bằng khí và các thiết bị, và họ có thể thực hiện được các nhiệm vụ là tránh phải phun chất chữa cháy một cách không cần thiết.
Cần chú ý đến Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn.
Điều quan trọng là ivệc phòng cháy cho một tòa nhà hoặc nhà máy, xưởng máy cần được xem như một công việc tổng thể. Hệ thống chữa cháy bằng khí chỉ là một bộ phận, mặc dù là một bộ phận quan trọng của các phương tiện hiện có, nhưng cũng không nên loại bỏ các biện pháp khác như trang bị các thiết bị chữa cháy xách tay hoặc các thiết bị chữa cháy di động khác sử dụng cho sự trợ giúp ban đầu hoặc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc để giải quyết sự cố đặc biệt.
Từ nhiều năm nay, các chất chữa cháy thể khí đã được công nhận là một loại chất chữa cháy dập tắt có hiệu quả đối với các đám cháy chất lỏng dễ cháy và các đám cháy do điện và các sự cố cháy thông thường thuộc đám cháy loại A, nhưng cũng không nên quên rằng, khi vạch ra phương án phòng cháy toàn diện có thể có các đám cháy không thích hợp với loại chất chữa cháy bằng khí hoặc trong một số trường hợp hoặc tình huống có thể có nguy hiểm khi sử dụng loại chất chữa cháy này và cần có sự đề phòng đặc biệt.
Nhà sản xuất chất chữa cháy hoặc hệ thống chữa cháy có thể đưa ra lời khuyên về các vấn đề trên. Cũng có thể nhận được thông tin từ cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cơ quan an toàn và bảo vệ sức khỏe và các công ty bảo hiểm. Ngoài ra, khi cần thiết có thể tìm tài liệu tham khảo trong các tiêu chuẩn Nhà nước và các quy định pháp luật khác.
Thiết bị chữa cháy cần được bảo trì cẩn thận để đảm bảo sẵn sàng ở mọi lúc khi cần. Sự bảo dưỡng hàng ngày của chủ nhân hệ thống chữa cháy bằng khí là xem xét hoặc chăm sóc các thiết bị.
Tuy nhiên, không cần thiết phải nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng khí.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và đưa ra các kiến nghị về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, bảo dưỡng và an toàn của các hệ thống chữa cháy bằng khí trong các tòa nhà, nhà máy hoặc các công trình kiến trúc khác và các đặc tính của các chất chữa cháy và các loại đám cháy khác nhau, thích h
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9 : 2006) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13 : 2005) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 13 : Khí chữa cháy IG - 100
- 1Quyết định 913/QĐ-BKHCN năm 2009 hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam về Phân loại cháy, Thiết bị chữa cháy, Phòng cháy chữa cháy và Hệ thống chữa cháy bằng khí do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9:2000) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Chất chữa cháy HFC - 227ea do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13:2000) về hệ thống chữa cháy bằng khí - tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 13 : chất chữa cháy G-100 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:1989 (ISO 3941 : 1987) về phân loại cháy
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1 : 2006) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 1: Yêu cầu chung
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9 : 2006) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13 : 2005) về Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 13 : Khí chữa cháy IG - 100
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-1:2002 (ISO 14520-1:2000) về hệ thống chữa cháy bằng khí - tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - phần 1: yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7161-1:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra