ISO 11865 : 1995
SỮA BỘT NGUYÊN CHẤT TAN NHANH – XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG ĐỐM TRẮNG
Instant whole milk powder – Determination of white flecks number
Lời nói đầu
TCVN 6832 : 2001 hoàn toàn tương ứng với ISO 11865 : 1995;
TCVN 6832 : 2001 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
SỮA BỘT NGUYÊN CHẤT TAN NHANH – XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG ĐỐM TRẮNG
Instant whole milk powder – Determination of white flecks number
Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định số lượng đốm trắng trong sữa bột nguyên chất tan nhanh.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:
2.1. Đốm trắng: Các hạt không hòa tan có thể nhìn thấy rõ khi quan sát một lớp mỏng sữa đã được hoàn nguyên.
2.2. Số lượng đốm trắng (WFN): Phần thể tích chất lỏng không lọt qua sàng trong vòng 15s khi tiến hành theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.
Ngược với các hạt phân tán chậm, các đốm trắng dễ dàng làm tắc bộ lọc hoặc lưới mịn do có số lượng nhiều và dễ dính kết. Đặc tính này được dùng để xác định sự có mặt của chúng. Thể tích chất lỏng được giữ lại trên sàng sau một thời gian xác định biểu thị số lượng đốm trắng.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường và đặc biệt như sau:
4.1. Cân phân tích, có thể đọc chính xác đến 0,1 g.
4.2. Cốc thủy tinh, dung tích 400 ml, đường kính trong 70 mm và cao 130 mm.
4.3. Dao trộn, bằng thép không gỉ, dày 1 mm và có chiều dài tổng 250 mm, chiều dài lưỡi dao 135 mm và chiều rộng của lưỡi dao 25 mm.
4.4. Sàng, đường kính 100 mm, cao khoảng 45mm và có cỡ lỗ 63 µm (xem ISO 3310-1)1)
Hình 1 – Giá đỡ sàng và phễu (xem tài liệu tham khảo [5])
4.5. Phễu thủy tinh, đường kính từ 110 mm đến 120 mm (xem hình 1).
4.6. Giá đỡ phòng thí nghiệm, có hai vòng, một vòng để giữ sàng và một vòng để giữ phễu thủy tinh (xem hình 1).
4.7. Ống đong, dung tích 250 ml và được chia vạch 2 ml.
4.8. Đồng hồ bấm giờ.
Điều quan trọng là phòng thí nghiệm nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc bị biến đổi chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).
Trộn kỹ mẫu thí nghiệm và lấy các mẫu thử trực tiếp từ mẫu thí nghiệm.
Chú thích 1 – Nếu cần phải kiểm tra xem các yêu cầu về độ lặp lại có thỏa mãn hay không thì thực hiện hai phép xác định độc lập theo 7.1 đến 7.7 dưới các điều kiện lặp lại.
7.1. Làm ướt sàng (4.4) và dùng giấy lọc để thấm hết phần nước còn sót lại. Lắp sàng và phễu thủy tinh vào (4.5) vào các vòng của giá đỡ (4.6), đặt ống đong (4.7) dưới phễu sao cho cuống phễu được đặt đúng vị trí như hình 1.
Chỉnh sàng theo vị trí nằm ngang.
7.2. Đong 100 ml ±
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2219/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6269:1997 (ISO 8070 : 1987 (E)) về sữa bột - xác định hàm lượng natri và kali - phương pháp quang phổ phát xạ ngọn lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6832:2010 (ISO 11865:2009) về Sữa bột nguyên chất tan nhanh – Xác định số lượng đốm trắng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6832:2001 (ISO 11865 : 1995) về sữa bột nguyên chất tan nhanh – xác định số lượng đốm trắng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6832:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực