Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6712:2000
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUI PHẠM ĐỂ KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC THÚ Y TRONG THỰC PHẨM
Guidelines for the estalishment of a regulatory programme for control of veterinary drug residues in foods
TCVN 6712:2000 hoàn toàn tưong đương với CAC/GL 16-1993 Codex Alimentarius:“Codex guideline for the establishment of a regulatory programme for control of veterinary drug residues in foods”.
TCVN 6712:2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F15 Dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
Các quốc gia phải có chương trình kiểm tra để đảm bảo cho công dân nước mình được cung cấp thực phẩm tốt và an toàn. Những yêu cầu của chương trình kiểm tra chất tồn dư được xác định bởi tính chất nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng các sản phẩm từ gia súc.
Một loại rủi ro có thể xuất hiện, nếu như thịt được giết mổ và tiêu thụ từ những con vật bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách xây dựng các chương trình kiểm tra nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thiết lập và cung cấp qui trình cơ bản để nhận ra những dấu hiệu nhiễm bệnh ở gia súc giết thịt.
Loại rủi ro khác có thể xuất hiện, nếu như cho vật nuôi lấy thịt dùng thuốc thú y hoặc thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện. Việc sử dụng những chất hóa học này không đúng có thể dẫn đến kết quả không an toàn do dư lượng những chất này trong thực phẩm. An toàn thực phẩm cho người đòi hỏi việc đánh giá đầy đủ tính khoa học về các nguy cơ có hại đi kèm theo, cũng như lượng thuốc tồn dư trong mô bào của gia súc, gia cầm khi con vật được điều trị theo đúng thực hành thú y và xây dựng các qui trình có tính hệ thống sẽ đảm bảo việc quản lý có hiệu quả những dư lượng này trong thực phẩm dành cho người.
Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng của chương trình kiểm tra dư lượng có hiệu quả, quốc gia thực hiện chương trình này còn có khả năng tham gia vào cộng đồng các quốc gia buôn bán thực phẩm với độ tin tưởng cao hơn. Điều này có được, vì chương trình kiểm soát dư lượng có hiệu quả cũng giúp ích như là cơ sở chứng nhận tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm của nước xuất khẩu cũng như bảo đảm an toàn cho nước nhập khẩu những sản phẩm này.
Khi xây dựng chương trình quản lý các dư lượng trong thực phẩm, điều quan trọng phải phân biệt giữa khái niệm "lấy mẫu thống kê ngẫu nhiên", tại đây các mẫu lấy từ những con vật ở nơi kiểm tra, và khái niệm "lấy mẫu trực tiếp hoặc theo định hướng", tại đấy các mẫu được lấy từ những sản phẩm thực phẩm nghi ngờ. Mục đích của lấy mẫu thống kê ngẫu nhiên là để xác định tần suất xuất hiện những sản phẩm nhiễm bẩn trong số toàn bộ sản phẩm kiểm tra.
Những mẫu lấy ngẫu nhiên từ sản phẩm thực phẩm được coi là an toàn thì không cần phải lưu giữ trong lúc chờ kết quả phân tích. Kế hoạch lấy mẫu được chuẩn bị trước, sử dụng qui tắc thống kê để bảo đảm các kết quả đại diện cho toàn bộ chất lượng sản phẩm trong điều kiện nhất định. Kết quả này có thể được dùng để chứng nhận các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu phù hợp với MRLVDS1) của codex. Ngược lại, lấy mẫu trực tiếp tập trung vào những sản phẩm bị nghi ngờ có nồng độ dư lượng vượt quá giới hạn tối đa dư lượng. Sản phẩm thực phẩm được lưu giữ trong lúc chờ kết quả xét nghiệm và không phân phối cho người tiêu dùng nếu kết quả phân tích không cho phép. Số lượng mẫu lấy trong năm bằng cách lấy mẫu trực tiếp, theo định nghĩa, có thể không ấn định trước. Kết quả lấy mẫu trực tiếp không có tính đại diện thống kê.
Trong việc xây dựng chương trình quản lý dư lượng có hiệu quả, việc đầu tiên mỗi quốc gia nên xây dựng một hệ thống toàn diện đầy đủ xác định độ an toàn của thuốc thú y. Công
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6711:2000 (chương I – Tập 3 Codex Alimentarius) về danh mục giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc thú y do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-42:2011/BNNPTNT về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-03:2009/BNNPTNT về lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6711:2000 (chương I – Tập 3 Codex Alimentarius) về danh mục giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc thú y do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-42:2011/BNNPTNT về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-03:2009/BNNPTNT về lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6712:2000 (CAC/GL 16-1993) về hướng dẫn xây dựng chương trình qui phạm để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6712:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra