Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6699-1 : 2000

IEC 597-1 : 1977

ANTEN THU TÍN HIỆU PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ TRONG DẢI TẦN TỪ 30 MHZ ĐẾN 1 GHZ- PHẦN 1 – ĐẶC TÍNH ĐIỆN VÀ CƠ

Aerials for the reception of sound and television broadcasting in the frequency range 30 MHz to 1 GHz - Part 1: Electrical and mechanical characteristics

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho anten thu phân cực thẳng, dùng trong gia đình, trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz.

2. Mục đích

Tiêu chẩn này xác định và quy định các tính chất chủ yếu về điện và cơ của anten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình quảng bá.

3. Thuật ngữ

Thuật ngữ theo thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế và các định nghĩa bổ sung sau đây:

3.1. Anten thu

Bộ phận của hệ thống thu vô tuyến chuyển đổi sóng điện từ bị chắn thành dòng điện hoặc trường tần số vô tuyến trong đường truyền dẫn hỗn hợp.

Chú thích – Định nghĩa này thường có tính đến các bộ phối hợp trở kháng, bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng thiết bị tích cực đi liền.

Anten thu cũng bao gồm những bộ phận của đường truyền dẫn, cơ cấu gá đỡ và các linh kiện khác mà có ảnh hưởng đến tính năng của anten do tác động của các vật lân cận, nơi tạo thành bộ phận cấu thành theo như được cung cấp hoặc yêu cầu để lắp đặt.

Các phần này có thể không đưa vào quy định kỹ thuật nếu có thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo.

3.1.1. Anten thu tích cực

Anten nối với thiết bị tích cực như là bộ phận đi liền cần thiết cho tính năng của nó.

3.2. Độ tăng ích của anten

Tỷ số tính bằng đexibel giữa công suất trên tải điện trở thuần được quy định ở 4.1, khi anten được điều chỉnh một cách tối ưu trong trường đồng nhất của sóng điện từ phân cực thẳng trong mặt phẳng và công suất vốn có từ chấn tử nửa sóng được điều chỉnh một cách tối ưu trong cùng trường sóng này.

Chú thích – Độ tăng ích của anten cũng có thể biểu thị bằng độ tăng ích tương đối của anten đẳng hướng. Độ tăng ích của chấn tử nửa sóng so với anten đẳng hướng về mặt lý thuyết là 2,15 dB.

Nếu không có quy định nào khác, con số biểu thị độ tăng ích của anten là độ tăng ích của anten theo hướng búp sóng chính. Khi anten được thiết kế để thu theo hướng khác với hướng của búp sóng chính thì phải chỉ ra hướng tương ứng với độ tăng ích đã cho.

Dạng anten chuẩn và độ tăng ích cho dù được biểu thị dưới dạng tỷ số hoặc đexibel thì phải được chỉ ra một cách rõ ràng.

3.3. Bảo vệ tính hướng

Tỷ số tính bằng đexibel, của độ tăng ích theo hướng tới lớn nhất với độ tăng ích theo hướng búp sóng nhỏ lớn nhất.

3.4. Bảo vệ phân cực chéo

Tỷ số, tính bằng đexibel, của công suất thu được từ sóng phân cực thẳng trong mặt phẳng phân cực theo thiết kế với công suất thu được từ sóng phân cực vuông góc có cùng biên độ.

3.5. Độ rộng búp sóng

Độ rộng của góc theo búp sóng chính trong cả hai mặt phẳng E và H giữa các điểm có độ tăng ích thấp hơn giá trị lớn nhất là 3 dB.

3.6. Dải thông

Độ rộng của dải tần liên tục mà trong đó đặc tính hoặc các thông số tính năng của anten phù hợp với giá trị quy định.

3.6.1. Dải thông số độ tăng ích

Dải tần có độ tăng ích của anten không thay đổi quá giá trị quy định.

3.6.2. Dải thông bảo vệ tinh hướng

Dải tần trong đó bảo vệ tính hướng không giảm xuống dưới giá trị quy định.

3.6.3. Dải thông trở kháng

Dải tần trong đó sự thay đổi trở kháng đầu nối của anten không làm tăng biên độ của hệ số phản xạ hoặc tỷ số sóng đứng ở đầu nối củ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6699-1:2000 (IEC 597-1 : 1977) về Anten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình quảng bá trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz - Phần 1: Đặc tính điện và cơ

  • Số hiệu: TCVN6699-1:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản