Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6688 – 3 : 2000

ISO 8262 – 3: 1987

SẢN PHẨM SỮA VÀ THỰC PHẨM TỪ SỮA –

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO BẰNG

PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG WEIBULL –

BERNTROP (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

PHẦN 3: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Milk Products And Milk – Based Foods – Determination Of Fat Content By Weibull – Berntrop Gravimetric Method (Reference Method).

Part 3: Special Cases

Lời nói đầu

TCVN 6688 – 3 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 8262 – 3: 1987

TCVN 6688 – 3: 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất béo của sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa, nằm trong số một loạt các phương pháp chuẩn được hài hòa tới mức tối đa. Các phương pháp này dựa trên nguyên tắc Rose – Gottlieb (RG) hoặc Weibull – Berntrop (WB) hoặc Schmid – Bondzynski – Ratzlaff (SBR).

Tiêu chuẩn này liên quan đến các sản phẩm từ sữa và sản phẩm sữa dạng lỏng, dạng cô đặc hoặc dạng khô ở trạng thái không hoàn hảo và/hoặc chứa các thành phần không tan không phải sữa, phương pháp này dựa trên nguyên tắc Weibull – Berntrop (WB) vì:

a) Khi có mặt một lượng rõ rệt các axit béo tự do hoặc khi sản phẩm ở dạng từng mảng hoặc từng miếng và/hoặc chứa các thành phần không phải sữa mà không tan trong amoniac, thì việc chiết chất béo sẽ không thực hiện được hoàn toàn, do đó qui trình Rose – Gottlied (RG) là không thích hợp.

b) Sản phẩm có hàm lượng lactoza đáng kể sẽ làm tăng các hợp chất có thể chiết được bằng ete khi thủy phân bằng axit, do đó cho giá trị hàm lượng chất béo quá cao dẫn đến việc áp dụng quy trình Schmid – Bondzynski-Ratzlaff (SBR) là không thích hợp.

c) Quy trình Weibull – Berntrop (WB) mặc dù cũng sử dụng quá trình thủy phân bằng axit nhưng không ảnh hưởng ngược đến các hợp chất có thể chiết bằng ete, vì axit thủy phân đã được lọc và rửa và cặn khô trên phễu lọc không còn chứa các hợp chất có thể chiết được bằng xăng nhẹ.

d) Phương pháp mô tả trên đây đã được sử dụng ở một số nước.

Phương pháp Weibull đầu tiên được áp dụng cho bánh mì; phương pháp Berntrop đã phát triển, sửa đổi một cách đáng kể như trình bày trong tiêu chuẩn này. Phương pháp hiện nay đã được áp dụng rộng rãi để xác định hàm lượng chất béo trong nhiều loại thực phẩm.

 

TCVN 6688 - 3 : 2000

SẢN PHẨM SỮA VÀ THỰC PHẨM TỪ SỮA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG WEIBULL – BERNTROP (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN) - PHẦN 3: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Milk products and milk – based foods – Determination of fat content by the Weibull – Berntrop gravimetric method (Reference method) - Part 3: Special cases

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng chất béo trong thực phẩm từ sữa ở dạng lỏng, dạng cô đặc hoặc dạng sấy khô, khi không thể xác định được bằng phương pháp Rose-Gottlied, tức là các sản phẩm này chứa một lượng rõ rệt các axit béo tự do hoặc các chất không tan hoàn toàn trong amoniac do có mặt các miếng hoặc các thành phần không phải sữa như custard, thể cháo đặc hoặc một vài sản phẩm từ sữa dùng để làm bánh.

Chú thích – Các phương pháp Rose-Gottlied chuẩn dùng để xác định hàm lượng chất béo của sữa, váng sữa, sữa bột, sữa đặc và sản phẩm sữa bột được quy định trong TCVN 6508 : 1999 (ISO 1211), I

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6688–3:2000 (ISO 8262 – 3: 1987) về sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa –xác định hàm lượng chất béo bằng phương pháp khối lượng weibull – berntrop (phương pháp chuẩn) phần 3: các trường hợp đặc biệt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6688–3:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản