Hệ thống pháp luật

TCVN

TCVN 6651 : 2000

ISO 11274 : 1998

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soil quality - Determination of the water - retention characteristic - Laboratory methods

Lời nói đầu

TCVN 6651 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 11274 : 1998. TCVN 6651 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soil quality- Determination of the water – retention characteristic - Laboratory methods

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những phương pháp trong phòng thí nghiệm để xác định đặc tính giữ nước của đất. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để đo các quá trình có dạng đường cong khô dần và đường khử hấp phụ.

Bốn phương pháp trình bày ở đây dùng cho từng giải đối với áp suất nước của đất, đó là :

a) phương pháp dùng tấm hút bằng cát, kao lanh hoặc sứ để xác định ma trận áp suất từ 0 kPa đến -50 kPa;

b) phương pháp dùng tấm xốp cùng với bộ buret để xác định ma trận áp suất từ 0 kPa đến -20 kPa;

c) phương pháp sử dụng khí nén cùng với thiết bị chiết áp suất bằng bản mỏng để xác định ma trận áp suất từ -5 kPa đến -1500 kPa;

d) phương pháp sử dụng khí nén cùng với các buồng màng áp suất để xác định ma trận áp suất từ -33 kPa đến -1500 kPa.

Các hướng dẫn được đưa ra để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể

2 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, các định nghĩa sau đây được áp dụng.

2.1 Đặc tính giữ nước của đất

Được đặc trưng bằng mối liên hệ giữa hàm lượng nước của đất với ma trận áp suất đất ứng với mẫu đất đã cho.

2.2 Ma trận áp suất

Là công tổng cộng cần để thực hiện quá trình thuận nghịch, đẳng nhiệt để vận chuyển một lượng nước vô cùng nhỏ, có thành phần như nước trong đất từ một mặt phẳng thẳng đứng đang xem xét đến mức nước tại một vị trí được xem xét trong điều kiện áp suất khí quyển chia cho tổng thể tích nước đã được vận chuyển.

2.3 Hệ số lượng chứa nước (w)

Được đặc trưng bằng lượng nước bay hơi khi đất được sấy khô ở nhiệt độ 105 °C chia cho lượng đất khô  (nghĩa là tỷ số giữa lượng nước và lượng chất rắn có trong mẫu đất).

2.4 Phần thể tích chứa nước (ố)

Là phần thể tích nước bay hơi khi sấy khô mẫu đất ở 105 °C chia cho thể tích mẫu đất ban đầu (nghĩa là tỷ số giữa phần thể tích nước trong mẫu đất với tổng thể tích mẫu đất ban đầu bao gồm cả phần rỗng của mẫu).

Chú thích 1 - Đặc tính giữ nước của đất trong các tài liệu khoa học được chỉ ra bằng nhiều thuật ngữ như : đường cong tách nước của đất, đường giữ nước của đất, đường pF, đường bão hoà áp suất mao quản. Việc sử dụng các thuật ngữ này đã không được chấp nhận.

Chú thích 2 - Pascal là đơn vị đo lường tiêu chuẩn của áp suất, nhưng vẫn còn nhiều loại đơn vị đo lường khác còn được sử dụng. Bảng A1 cho phép chuyển đổi các đơn vị với nhau.

Chú thích 3 - Đôi khi thuật ngữ hút (Suction) được dùng thay cho thuật ngữ áp suất (Pressure) để tránh khỏi sử dụng dấu âm (xem phần giới thiệu).

Chú thích 4 - Để trộn và ngâm đất cần theo chỉ dẫn của chuyên gia trong phòng thí nghiệm vì việc thảo luận đánh giá số liệu về khả năng giữ nước chịu ảnh hưởng bởi các công việc này.

3 Hướng dẫn lựa chọn phương pháp

Các hướng dẫn để chọn phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể được đưa ra dưới đây

3.1 Phương p

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6651:2000 (ISO 11274 : 1998) về chất lượng đất - Xác định đặc tính giữ nước - Phương pháp trong phòng thí nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6651:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản