Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6543:1999

RAU, QUẢ TƯƠI - CÁCH SẮP XẾP CÁC KIỆN HÀNG HÌNH HỘP TRONG NHỮNG XE VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Fresh fruit and vegetables- Arrangement of parallelepipedic packages in land transport vehicles

Lời nói đầu

TCVN 6543 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 6661 : 1983

TCVN 6543 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường- Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

Giới thiệu

Kinh nghiệm nhiều năm chỉ ra rằng trong khi chất lượng đóng gói có ảnh hưởng đến việc bảo quản rau quả tươi trong quá trình phân phối, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển thì cách sắp xếp các kiện hàng trong những xe vận tải cũng đóng một vai trò quan trọng. Những số liệu về vấn đề này cho thấy thực tế hiện nay các kiện hàng không nắp được sử dụng nhiều và với số lượng lớn sản phẩm.

Những cách sắp xếp được giới thiệu thì khác nhau tùy theo việc có sử dụng palet (giá kê) hay không.

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra chỉ dẫn về cách sắp xếp các kiện hàng rau quả tươi trong những xe vận tải đường bộ.

Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho những kiện hàng hình hộp được tạo ra bằng bất kỳ loại vật liệu nào, có nắp hoặc không có nắp và dùng hoặc không dùng palet (giá kê).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3394, Kích thước của bao bì cứng hình chữ nhật - Bao bì vận chuyển.

Tiêu chuẩn dưới đây cũng nên tham khảo:

ISO 3676, Đóng gói – Đơn vị tải trọng – Kích thước

3. Định nghĩa

Những định nghĩa dưới đây áp dụng cho tiêu chuẩn này:

3.1 Chồng: tất cả các kiện hàng được xếp trùng khít lên nhau (xem hình 1).

3.2 Hàng: tất cả các kiện hàng được xếp thẳng hàng sát nhau trên cùng mặt phẳng (xem hình 1).

3.3 Lớp: tất cả các hàng cùng mặt phẳng (xem hình 2).

4. Các kiện hàng không xếp trên palet (giá kê)

4.1 Khuyến cáo chung.

4.1.1 Các kiện hàng phải tạo sự sắp xếp vững chắc.

4.1.2 Các kiện hàng phải được tạo thành theo cách nào đó để khi xếp chồng lên nhau ít gây rủi ro cho sản phẩm bên trong đặc biệt đối với các kiện hàng không có nắp. Các kiện hàng này cũng phải tạo đủ độ thông thoáng cho sản phẩm.

4.1.3 Các kiện hàng này có nắp hoặc không có nắp phải tạo được những khối gọn chắc.

4.1.4 Theo chiều dài của xe, khối hàng phải xếp liên tục không để khoảng trống nào và phải dựa vào 2 thành phần đầu và cuối của xe.

4.1.5 Khối hàng nên có cùng chiều cao đều.

4.2 Khuyến cáo đặc biệt

4.2.1 Cách sắp xếp các kiện hàng

Các kiện hàng nên được xếp sát nhau không có khoảng trống xen vào giữa chúng và bố trí thành những hàng ngang vừa khít. Tuy nhiên cũng nên có dự phòng cho luồng không khí dọc theo dãy giữa của khối hàng để đảm bảo sự thông khí. Các kiện hàng nên đặt sao cho chiều dài của chúng song song với chiều dọc của xe[1]. Tuy nhiên, do thường có một khoảng trống nhỏ giữa cạnh của một hàng ngang và thành bên của xe, những hàng liên tục của cùng một lớp phải tựa một cách xen kẽ giữa thành bên này rồi đến thành bên kia.

Những khoảng trống này và kẽ hở khác do tính đặc thù của một vài loại xe, nên lấp kín chúng bằng những vật chêm thích hợp và liên tục.

Hai kiểu sắp xếp theo những nguyên tắc này có thể được thực hiện theo như chỉ dẫn ở hình 2. Tuy nhiên chúng chỉ được nêu lên như một ví dụ.

4.2.1.1 Cách sắp xếp kiểu a) [xem hình 2a]

Các kiện hàng được xếp thàng những chồng đều đặn một cách chính xác. Những chồng phụ mà mỗi chồng được tạo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6543:1999 (ISO 6661 : 1983) về rau, quả tươi - cách sắp xếp các kiện hàng hình hộp trong những xe vận tải đường bộ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6543:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản