Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6523 : 1999

(ISO 4996 : 1991)

THÉP TẤM KẾT CẤU CÁN NÓNG  CÓ GIỚI HẠN CHẢY CAO

Hot-rolled steet sheet of high yield stress structural quality

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tấm kết cấu cán nóng có giới hạn chảy cao với các mác thép và loại thép quy định trong bảng 1 và bảng 2, có dùng các nguyên tố hợp kim vi lượng. Sản phẩm dùng để chế tạo các kết cấu có cơ tính đặc biệt. Thường chúng được dùng ở trạng thái cung cấp và để chế tạo các kết cấu nối ghép hàn, đinh tán hay bu lông.

Do kết hợp độ bền cao với thành phần hợp kim vi lượng nên có thể tiết kiệm được khối lượng mà lại có tính gia công và tính hàn tốt hơn so với thép tấm không chứa các nguyên tố hợp kim vi lượng. Sản phẩm được sản xuất bằng máy cán băng rộng mà không phải bằng máy cán tấm dày.

1.2. Thông thường sản phẩm với chiều dày từ từ 1,6 mm đến 6,0 mm và chiều rộng từ 600 mm trở lên được sản xuất ở dạng cuộn hoặc tấm.

1.3. Thép tấm cán nóng có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm được cắt từ tấm rộng cũng được coi là thép tấm.

Chú thích 1 – Thép tấm có chiều dày nhỏ hơn 3 mm thường được gọi là “thép tấm mỏng” hoặc “thép lá” (tiếng Anh gọi là sheet). Thép tấm có chiều dày từ 3 mm trở lên thường được gọi là “thép tấm dầy” (tiếng Anh là sheet hoặc plate)

1.4. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại thép dùng để chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực, các loại thép chất lượng thương mại để dập sâu (nêu trong ISO 3573[1])), các loại thép để tiếp tục cán nguội, hay thép bền ăn mòn khí quyển cao, hoặc thép có tính gia công hơn so với các thép trong tiêu chuẩn này.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 6892 : 1984 Vật liệu kim loại – Thử kéo

ISO 7438 : 1985, Vật liệu kim loại – Thử uốn

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Nguyên tố hợp kim vi lượng: Các nguyên tố như niobi, vanadi, titan … được đưa vào riêng biệt hay kết hợp để nâng cao độ bền, với tính tạo hình, tính hàn tốt hơn và có độ dai tương đương với thép không hợp kim có độ bền tương đương.

3.2. Thép tấm cán nóng: Sản phẩm nhận được bằng cách cán nóng phôi thép qua máy cán tấm rộng dạng liên tục hay dạng đảo chiều đến một chiều dày và dung sai yêu cầu. Bề mặt sản phẩm được phủ một lớp axit hay vẩy cán do cán nóng tạo ra.

3.3. Thép tấm cán nóng được làm sạch bề mặt: Thép tấm cán nóng đã được làm sạch màng oxit hay vẩy cán bằng cách tẩy rửa trong dung dịch axit. Làm sạch cũng có thể được tiến hành bằng phương pháp cơ học như phun bi. Các tính chất có thể bị thay đổi chút ít do làm sạch.

Thông thường thép tấm cán nóng đã làm sạch vẩy cán được phủ một lớp dầu để chống gỉ, nhưng nếu có yêu cầu thì cũng có thể không phải phủ dầu. Dầu không phải dùng để bôi trơn và phải dễ làm sạch bằng các hóa chất tẩy rửa. Khi được yêu cầu thì người sản xuất phải chỉ cho người mua thiết bị loại dầu nào đã được dùng.

3.4. Mép cán: Mép nhận được khi cán nóng. Các mép cán có thể có những chỗ như mép bị nứt, mép bị xé, hay mép bị lẹm mỏng.

3.5. Mép xén: Mép nhận được bằng cách cắt, xẻ hay xén mép cán của sản phẩm cán.

4. Điều kiện sản xuất

4.1. Luyện thép

Các công nghệ được dùng trong luyện thép và sản xuất thép tấm cán nóng do người sản xuất lựa chọn trừ khi có sự thỏa thuận riêng giữa các bên liên quan. Nếu được yêu cầu thì người sản xuất phải thông báo với người mua về công nghệ luyện thép đã được sử dụng.

4.2. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học (phân tích mẫu đúc) không được vượt quá các giá trị nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Thành phần hóa học (phân tích mẫu đúc), %

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6523:1999 (ISO 4996 : 1991)

  • Số hiệu: TCVN6523:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản