Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6273 : 2003

QUY PHẠM CHẾ TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CÔNG TE NƠ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Rules for Construction and Certification of Freight Containers

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Quy phạm này áp dụng cho việc thử và kiểm tra công te nơ vận chuyển bằng đường biển.

2. Ngoài các yêu cầu của Quy phạm này, theo yêu cầu của người sử dụng, các công te nơ còn phải áp dụng các Công ước và các Tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan đến công te nơ vận chuyển bằng đường biển.

1.1.2. Điều khoản tương đương

1. Những công te nơ có biển chứng nhận an toàn còn hiệu lực nếu được Đăng kiểm xem xét và chấp nhận thì có thể được công nhận phù hợp với Quy phạm này.

2. Những công te nơ có kiểu thiết kế khác so với các yêu cầu của Quy phạm này phải thỏa mãn các quy định riêng của Đăng kiểm.

1.1.3. Lưu ý khi áp dụng

1. Ngoài những quy định trong Quy phạm này, công te nơ còn phải áp dụng các yêu cầu riêng của Chính quyền hành chính nước khai thác công te nơ.

2. Công te nơ hàng lỏng (dạng xitéc) chở hàng nguy hiểm còn phải thỏa mãn các bộ luật và quy định tương ứng.

1.1.4. Định nghĩa

Trừ khi có những quy định khác, những thuật ngữ dùng trong Quy phạm này được định nghĩa như sau:

(1) Trọng lượng bì (T) là trọng lượng của công te nơ không có hàng;

(2) Trọng lượng sử dụng lớn nhất (R) là tổng trọng lượng cho phép lớn nhất của công te nơ và hàng hóa trong đó;

(3) Trọng lượng có ích lớn nhất (P) là hiệu số giữa trọng lượng sử dụng lớn nhất và trọng lượng bì;

(4) Chiều cao, chiều rộng và chiều dài là những kích thước bên ngoài lớn nhất đo theo từng phương thẳng đứng, ngang và dọc theo công te nơ;

(5) Kích thước bên ngoài lớn nhất là kích thước bên ngoài lớn nhất của công te nơ kể cả những chi tiết cố định và được ký hiệu bằng H, WL;

(6) Kích thước bên trong là kích thước bên trong nhỏ nhất của công te nơ, kể cả những chi tiết cố định trừ chi tiết phần đỉnh nắp;

(7) Công te nơ chế tạo hàng loạt là những công te nơ được chế tạo theo cùng một kiểu thiết kế đã được duyệt;

(8) Công te nơ mẫu là một công te nơ dùng làm mẫu cho các công te nơ được sản xuất hàng loạt theo một kiểu kết cấu đã được duyệt;

(9) Chi tiết nối góc là chi tiết được hàn vào góc trên, góc dưới của công te nơ, có các lỗ khoét tại các mặt để xếp, đỡ chống và cố định công te nơ.

(10) Tiêu chuẩn ISO là Tiêu chuẩn Quốc tế đối với công te nơ được Ủy ban Kỹ thuật TC104 của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế thông qua.

(11) CSC là Công ước Quốc tế về an toàn công te nơ.

1.1.5. Kiểm tra

1. Việc kiểm tra trong khi chế tạo công te nơ phải được thực hiện phù hợp với những yêu cầu trong Chương 4.

2. Việc bảo quản và kiểm tra công te nơ sau khi chế tạo phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của CSC.

3. Những công te nơ không được kiểm tra trong khi chế tạo theo CSC hoặc những công te nơ có bất kỳ thay đổi nào, v.v... phải được kiểm tra phù hợp với những yêu cầu của Đăng kiểm.

4. Trong từng trường hợp cụ thể, Đăng kiểm có thể yêu cầu công te nơ phải được kiểm tra thêm.

1.1.6. Cấp Giấy chứng nhận

1. Sau khi Đăng kiểm viên tiến hành thử và kiểm tra thỏa mãn, mỗi một công te nơ nêu ở (1) và (2) dưới đây sẽ được Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận.

(1) Công te nơ chế tạo hàng loạt có sự giám sát của Đăng kiểm viên;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6273:2003 về Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển

  • Số hiệu: TCVN6273:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản