Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM SỮA – LẤY MẪU – KIỂM TRA THEO DẤU HIỆU LOẠI TRỪ
Milk and milk products – Sampling – Inspection by attributes
Lời nói đầu
TCVN 6266 : 1997 hoàn toàn tương đương với ISO 5538 : 1987 (E)
TCVN 6266 : 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
Lý thuyết lấy mẫu sử dụng trong tiêu chuẩn này được dựa trên việc phân loại sản phẩm “tốt” hay “khuyết tật”. Sản phẩm “tốt” là một sản phẩm thỏa mãn các quy định kỹ thuật, còn sản phẩm “khuyết tật” là sản phẩm không thỏa mãn các quy định kỹ thuật. Điều cơ bản là phải lấy mẫu ngẫu nhiên. Nếu không làm được điều đó thì các phương án lấy mẫu sẽ không đảm bảo được điều đã nêu. Xem phụ lục A.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các phương án lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ của sữa và sản phẩm sữa. Tiêu chuẩn này dùng để chọn cỡ mẫu cho mọi tình huống khi cần kiểm tra tính phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của lô hàng sản phẩm sữa thông qua việc kiểm tra mẫu đại diện. Các phương pháp lấy mẫu sữa và sản phẩm sữa theo ISO 707.
1.2. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để lấy mẫu đối với tất cả các sản phẩm sữa thuộc các lô hàng riêng rẽ, không phân biệt các lô hàng đó có được sản xuất cùng nhau hay không. Việc chấp nhận hay không bất kỳ lô hàng nào là việc của các bên tham gia hợp đồng và nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.
1.3. Tiêu chuẩn này dùng cho mọi trường hợp, khi các phương án lấy mẫu theo dấu hiệu loại trừ được quy định cho sản phẩm sữa, ngoại trừ trường hợp nếu các tiêu chuẩn cụ thể, các quy định kỹ thuật hay các hợp đồng có các sơ đồ lấy mẫu khác nhau thì phải sử dụng các sơ đồ đó.
1.4. Tiêu chuẩn này không áp dụng để lấy mẫu kiểm tra khuyết tật do vi sinh vật, trừ khi các bên liên quan có sự thỏa thuận khác.
ISO 707 Sữa và các sản phẩm sữa – Các phương pháp lấy mẫu.
TCVN 2600 : 1978; ISO 2859 : 1974 Quy trình lấy mẫu và các bảng để kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ.
ISO 2859 : 1974/Add 1 : 1977 Thông tin chung về kiểm tra đại diện và hướng dẫn sử dụng các bảng của ISO 2859.
ISO 3534 : 1977 Thống kê – Thuật ngữ và ký hiệu.
Áp dụng các định nghĩa nêu trong ISO 3534 cho tiêu chuẩn này.
4. Các phương án lấy mẫu của ISO 2859
ISO 2859 mô tả các phương án lấy mẫu sử dụng trong mọi tình huống và giải thích về cơ sở lý thuyết cho các bảng lấy mẫu. Các phương án được chỉ rõ theo mẻ sản xuất, hoặc cỡ lô và mức chất lượng chấp nhận (AQL). AQL được định nghĩa trong ISO 2859 và phụ chú 1; nó có thể được coi là mức chất lượng trung bình, nếu như được nhà sản xuất duy trì sẽ dẫn đến việc chấp nhận phần lớn sản phẩm của họ.
5.1. Phân loại khuyết tật
Trước khi chọn phương án lấy mẫu, bản hợp đồng hoặc quy định kỹ thuật cần có định nghĩa rõ tất cả các khuyết tật trầm trọng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ sao cho mọi người sử dụng hợp đồng, quy định kỹ thuật, hoặc tài liệu về phương án lấy mẫu hoặc tài liệu có liên quan đều hiểu được.
5.1.1. Khuyết tật trầm trọng và khuyết tật làm cho sản phẩm không thể chấp nhận được. Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, các khuyết tật trầm trọng có liên quan tới sự có mặt của các tạp chất gây nhiễm độc ở mức cao gây nguy hiểm. Thí dụ như kim loại nặng và dư lượng chất trừ sinh vật hại.
Trong trường hợp này, chấp nhận phương pháp mô tả trong phụ lục B. Điều cần thiết là phải chọn một độ rủi ro có thể chấp nhận do việc không phát hiện được một tỷ lệ phần trăm nhất định của các sản phẩm có khuyết tật, trong khi sản phẩm có khuyết tật lại chứa nhiều hơn mức giới hạn chất nhiễm bẩn. Việc đảm bảo không có chất nhiễm bẩn ở sản phẩm là điều không thể có đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6264:1997 (ISO 6610 : 1992) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc từ các vi sinh vật - kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30oc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6271:1997 (ISO 9874 : 1992 (E)) về sữa – xác định hàm lượng phôtpho tổng – phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5532:1991 (ST SEV 4713 - 84) về sản phẩm sữa - phương pháp lấy mẫu và quy tắc nghiệm thu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 1097/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc hủy bỏ 28 tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6264:1997 (ISO 6610 : 1992) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc từ các vi sinh vật - kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30oc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6271:1997 (ISO 9874 : 1992 (E)) về sữa – xác định hàm lượng phôtpho tổng – phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5532:1991 (ST SEV 4713 - 84) về sản phẩm sữa - phương pháp lấy mẫu và quy tắc nghiệm thu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6266:2007 (ISO 5538:2004) về Sữa và sản phẩm sữa - Lấy mẫu - Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6266:1997 (ISO 5538 : 1987 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa – lấy mẫu – kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6266:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra