TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6162:1996
(Cac/rcp 41 – 1993)
Code for ante-mortem and post-mortem inspection of slaughter animals and for ante-mortem and post-mortem judgement of slaughter animals and meat
TCVN 6162: 1996 an toàn tương đương với CAC/RCP 41: 1993
TCVN 6162 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn. Tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
Khoa học thú y và khoa học vệ sinh về thịt phải được áp dụng cho toàn bộ dây chuyền thực phẩm, bắt đầu từ trại nuôi động vật để cho thịt tươi được sản xuất ra từ động vật giết mổ phải an toàn và hoàn hảo. Tiêu chuẩn này cùng với tiêu chuẩn thực hành vệ sinh đối với thịt tươi phải đưa ra các yêu cầu cần thiết để đạt được mục đích đó. Những thực hành truyền thống có thể cho phép lệch hướng cho một số yêu cầu khi thịt tươi được yêu cầu khi thịt tươi được tiêu thụ nội địa.
A- Nguyên tắc và mục đích của tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn thực hành vệ sinh đối với thịt tươi
1. Việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ đối với động vật và duy trì thực hành vệ sinh, thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và hoàn hảo đối với thịt tươi sản xuất làm thực phẩm cho người.
2. Các quy tắc kiểm tra thịt và thực hành vệ sinh nêu trong tiêu chuẩn này và trong các quy phạm có liên quan quy định các yêu cầu dựa trên kiến thức và khoa học thực tiễn hiện tại.
3. Phân tích rủi ro dựa trên phương pháp luận khoa học đã được công nhận, phải được thực hiện ở bất kỳ nơi nào có thể để nâng cao kiến thức hiện hành. Những phân tích này sẽ khuyến khích các nguyên tắc vệ sinh thịt sau đây:
a. Phải có các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phù hợp, để đảm bảo việc cung cấp thịt một cách an toàn và hoàn hảo; nếu việc cung cấp thực phẩm bị đe doạ bởi những bối cảnh thương mại nội địa thì các tiêu chuẩn an toàn có thể bao gồm cả các biện pháp xử lý đủ để loại trừ nguy hại.
b. Các thủ tục kiểm tra trước và sau khi giết mổ phải phù hợp với hình ảnh và thịnh hành của các dịch bệnh và khiếm khuyết hiện hành đối với từng loại động vật giết mổ mà động vật này được kiểm tra.
c. Các hệ thống quá trình kiểm tra phải hạn chế được sự ô nhiễm vi sinh vật tới mức thấp nhất có thể có được và phải khống chế được sự phát triển của vi sinh vật tới mức thấp nhất.
d. Xác lập điểm kiểm soát trọng yếu bằng ph ân tích mối nguy hiểm trong quá trình sản xuất (Hazard Analysis critical control Point-HACCP)[1][1] dưới sự giám sát của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền là một phương pháp khoa học bảo đảm an toàn thực phẩm và tính hoàn hảo trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thịt tươi, vì vậy HACCP và các thủ tục an toàn khác phải được áp dụng ở mọi nơi có thể cùng với các thủ tục bảo đảm chất lượng khác trong khi áp dụng tiêu chuẩn này.
e. Nơi nào, qua phân tích rủi ro thấy rằng an toàn không bị đe doạ, dù không xảy ra khuyết tật đối với từng loại do cơ quan kiểm tra có thẩm quyền quy định và sản phẩm vẫn được ph
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6162:1996 (CAC/RCP 41: 1993) về quy phạm về kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ và đánh giá động vật và thịt trước và sau khi giết mổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6162:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực