Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 9012:1988
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Road vehicles
Motorcycles - Controls
Types, positions and functions
Lời nói đầu
TCVN 6013:1995 hoàn toàn tương đương với ISO 9012-1988;
TCVN 6013:1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 -
Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này trình bày các kiểu, vị trí và chức năng của các cơ cấu điều khiển do người lái vận hành trên xe mô tô 2 bánh, nhằm làm cho quá trình sử dụng dễ dàng. Phụ lục A nêu những yêu cầu riêng cho càng và bàn đạp kể cả kích thước và khoảng hở max và min. Phụ lục B quy định các bộ phận điều khiển, chỉ báo và tín hiệu bắt buộc phải được chỉ dẫn và các ký hiệu thích hợp.
Tiêu chuẩn này dùng cho các cơ cấu điều khiển mà khi lắp lên xe chúng được người lái xe mô tô 2 bánh sử dụng bình thường (như định nghĩa trong ISO 3833).
Việc định nghĩa hoặc nêu đặc tính của các cơ cấu điều khiển không có nghĩa là bắt buộc phải có lắp lên xe mọi cơ cấu điều khiển nêu trong tiêu chuẩn này.
Các tiêu chuẩn sau đây bao gồm các quy định dùng để tham khảo xây dựng nên các điều khoản của tiêu chuẩn này. ở thời điểm công bố, các ấn phẩm đã nêu vẫn có giá trị. Tất cả các tiêu chuẩn đều có thể xem xét lại và các bên, theo thỏa thuận dựa trên tiêu chuẩn này, được khuyến khích xem xét khả năng sử dụng các ấn phẩm mới đây nhất của các tiêu chuẩn dưới đây. Các thành viên của IEC và ISO ghi nhận các tiêu chuẩn quốc tế có giá trị hiện hành.
ISO 3833-1977, Phương tiện giao thông đường bộ Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
ISO 6727-1981, Phương tiện giao thông đường bộ - Mô tô - Ký hiệu cho các bộ phận điều khiển, chỉ báo và tín hiệu.
3.1 Phương tiện giao thông đường bộ: xe mô tô 2 bánh đã được định nghĩa trong ISO 3833.
3.2 Cơ cấu điều khiển: cơ cấu do tay hoặc chân người lái tác động để đạt được các chức năng được thiết kế cho các bộ phận khác nhau của xe (tăng tốc, phanh...).
3.3 Tay lái: Bất kỳ phần nào ở dạng thanh hoặc các thanh nối với đầu càng lái để lái xe.
3.4 Tay nắm: Phần của tay lái, xa tâm nhất, để người lái nắm tay lái.
3.4.1 Tay nắm quay: tay nắm điều khiển một vài cơ cấu chấp hành của xe, có thể quay tự do quanh tay lái dưới tác động của người lái.
3.5 Khung: Bất kỳ phần nào của khung, sườn của xe có lắp động cơ và/hoặc bộ phận truyền động và/hoặc chính động cơ và bộ phận truyền động.
3.6 Càng: Bộ phận gồm một tay đòn quay quanh một điểm tựa nhờ đó mà một số cơ cấu chấp hành của xe hoạt động.
3.6.1 Càng tay: Càng được tay người lái tác động.
Chú thích: Nếu không có quy định nào khác, càng lái hoạt động theo kiểu bóp (cho đầu càng chuyển động về phía kết cấu giữ), ví dụ khi phanh hoặc ngắt ly hợp.
3.6.2 Càng chân: Càng được tác động bằng sự tiếp xúc giữa chân người lái và phần vấu nhô ra của thân càng.
3.6.3 Bàn đạp: Càng được tác động bằng sự tiếp xúc giữa chân người lái và mặt đạp trên càng, mặt này được đặt sao cho áp lực được tác động lên thân càng.
Chú thích: Nếu không có quy định nào khác, bàn đạp hoạt động theo kiểu ấn xuống, ví dụ khi phanh.
3.6.4 Đòn gánh: Đòn có tâm lắc ở giữa hoặ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - ô tô - phân loại theo mục đích sử dụng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6888:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - mô tô, xe máy - yêu cầu trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6903:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - lắp đặt các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên mô tô - yêu cầu trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11500:2016 (ISO 6117:2005) về Phương tiện giao thông đường bộ - Nắp bít đàn hồi cho xy lanh phanh thủy lực kiểu tang trống của bánh xe sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ (nhiệt độ làm việc lớn nhất 100°C)
- 1Quyết định 1937/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - ô tô - phân loại theo mục đích sử dụng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6888:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - mô tô, xe máy - yêu cầu trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6903:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - lắp đặt các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên mô tô - yêu cầu trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11500:2016 (ISO 6117:2005) về Phương tiện giao thông đường bộ - Nắp bít đàn hồi cho xy lanh phanh thủy lực kiểu tang trống của bánh xe sử dụng dầu phanh có gốc không từ dầu mỏ (nhiệt độ làm việc lớn nhất 100°C)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6013:1995 (ISO 9012:1988) về phương tiện giao thông đường bộ - mô tô - cơ cấu điều khiển, kiểu, vị trí và chức năng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6013:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra