Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5699-2-15 - 2000

IEC 335-2-15 : 1995

AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - PHẦN 2: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐUN CHẤT LỎNG

Safety of household and similar electrical appliances - Part 2-15. Particular requirements for appliances for heating liquids

Lời nói đầu

TCVN 5699-2-15 : 2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 335-2-15 : 1995 và sửa đổi 1 : 1999

TCVN 5699-2-15 : 2000 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 190 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - PHẦN 2: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐUN CHẤT LỎNG

Safety of household and similar electrical appliances - Part 2-15. Particular requirements for appliances for heating liquids

1. Phạm vi áp dụng

Điều này của phần 1 được thay bằng:

Tiêu chuẩn này quy định các vấn đề về an toàn của thiết bị điện dùng để đun chất lỏng dùng trong gia đình và mục đích tương tự, có điện áp danh định không quá 250 V.

Chú thích

1) Một số thiết bị có thể được dùng để đun thực phẩm.

2) Ví dụ về các thiết bị nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là:

- ấm điện và các thiết bị khác dùng để đun sôi nước, có dung tích danh định không quá 10 l;

- thiết bị pha cà phê;

- nồi luộc trứng;

- nồi đun sữa;

- thiết bị đun nóng chai chứa thức ăn;

- nồi áp suất có áp suất nấu danh định không quá 140 kPa và dung tích danh định không quá 10 l;

- soong điện;

- nồi ủ;

- thiết bị làm sữa chua;

- nồi hấp;

- thiết bị đun nước rửa.

Các thiết bị không nhằm sử dụng bình thường trong gia đình nhưng có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ như các thiết bị cho những người không có chuyên môn sử dụng trong các cửa hàng, trong ngành công nghiệp nhẹ và trong các trang trại cũng là đối tượng của tiêu chuẩn này.

Chú thích 3 – Ví dụ về những thiết bị này là:

- nồi nấu thức ăn gia súc;

- thiết bị khử trùng;

- nồi nấu keo cách thủy.

Trong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh nhà ở.

Nói chung, tiêu chuẩn này không xét đến:

- việc trẻ em hoặc người già yếu sử dụng mà không được giám sát;

- việc trẻ em nghịch thiết bị.

Chú thích

4) Lưu ý là:

- đối với thiết bị sử dụng trên xe, tàu thủy, máy bay có thể cần thiết phải có yêu cầu bổ sung;

- đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng ở các nước nhiệt đới, có thể cần có yêu cầu đặc biệt;

- ở nhiều nước, các yêu cầu bổ sung được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền về y tế, bảo hộ lao động, cung cấp nước và các cơ quan có thẩm quyền tương tự;

5) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- chảo điện và chảo điện rán mỡ có đáy sâu (IEC 335-2-13);

- bình đun nước dự trữ (IEC 335-2-21);

- bình đun nước tức thời (IEC 335-2-35);

- thiết bị làm sạch bề mặt bằng chất lỏng (IEC 335-2-54);

- đun nước và đun chất lỏng thương mại (IEC 335-2-63);

- q

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-15:2000 (IEC 335-2-15 : 1995) về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN5699-2-15:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản