ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Evaluation of quality of building and installation activities – Basic priciples
1,1. Tiêu chuẩn này quy định nội dung và trình tự tiến hành đánh giá chất lượng công tác xây lắp các hạng mục công trình và các công trình (xây dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đối với những công tác xây lắp các hạng mục công trình có đặc thù riêng, khi đánh giá chất lượng, thì các Bộ, ngành có thể ban hành những quy định bổ sung, nhưng không được trái với tiêu chuẩn này.
Đối với những công trình do tổ chức xây dựng trong nước liên doanh với nước ngoài hoặc công trình do nước ngoài nhận thầu xây dựng, khi áp dụng tiêu chuẩn này nếu cần thiết cấp thẩm quyền có thể quy định bổ sung cho phù hợp.
1,2. Chất lượng của từng công tác xây lắp, trong đó bao gồm công tác che khuất, các bộ phận kết cấu, được đánh giá trước khi nghiệm thu trung gian, còn chất lượng của hạng mục công trình và công trình đã hoàn thành được đánh giá khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
1.3. Công tác xây lắp, hạng mục công trình và công trình hoàn thành chỉ được phép chấp nhận nghiệm thu khi đã được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn này và phải có chất lượng từ mức đạt “yêu cầu” trở lên.
1.4. Văn bản đánh giá chất lượng là một trong những văn bản pháp lí trong hồ sơ nhiệm thu công tác xây lắp, hạng mục công trình và công trình, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện công tác thanh quyết toán và bảo hành công trình sau này.
1.5. Cơ sở để đánh giá chất lượng công tác xây lắp, hạng mục công trình và công trình là:
- Tiêu chuẩn thiết kế đã được duyệt;
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng hiện hành của Nhà nước và của ngành có liên quan;
- Tài liệu xác định các chỉ tiêu kĩ thuật được lập trong quá trình xây dựng;
- Các tài liệu kỹ thuật của thiết bị công nghệ do nơi chế tạo lập và gửi kèm theo thiết bị;
- Các văn bản khác có liên quan.
1.6. Trong trường hợp tiến hành thí nghiệm hoặc thử nghiệm bổ sung để đánh giá chất lượng, thì cơ quan giao thầu phải đứng ra chủ trì, cơ quan thi công tham gia. Kinh phí cho thí nghiệm hoặc thử nghiệm do chủ công trình duyệt và được lấy trong kinh phí kiến thiết cơ bản khác. Trường hợp chất lượng “không đạt” thì đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí trên.
2. Nội dung đánh giá chất lượng công tác xây lắp
2.1. Khi đánh giá chất lượng công tác xây lắp phải tiến hành kiểm tra và đối chiếu những yêu cầu dưới đây để bảo đảm độ bền, độ chính xác, tiện nghi và tính mĩ quan của công trình.
- Sự phù hợp của công tác hoàn thành so với bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành, các tài liệu kỹ thuật của thiết bị công nghệ (nếu có).
- Độ chính xác hình học so với quy định của thiết kế.
- Mức độ đạt được những quy định và các sai số cho phép theo quy phạm thi công và nghiệm thu, theo quy định của các sơ đồ công nghệ, đối với các công tác đã được nêu trong các chương tương ứng của tiêu chuẩn quy phạm;
- Khả năng thực hiện các công tác tiếp theo.
2.2. Khi đánh giá các bộ phận kết cấu riêng lẻ và những bộ phận bị che khuất của công trình phải tiến hành kiểm tra và đối chiếu với biên bản nghiệm thu theo các yêu cầu dưới đây:
- Sự phù hợp của các sai số ở bộ phận kết cấu đã hoàn thành so với các trị số cho phép đã cho được quy định trong tiêu chuẩn, quy phạm;
- Sự phù hợp của kết cấu hoàn thành so với các tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ thi công và so với sơ đồ công nghệ được duyệt;
- Sự phù hợp của các hộ chiếu, chứng chỉ, tài liệu thử nghiệm và những kết quả phân tích xác định chất lượng của vật liệu, chi tiết bán thành phẩm được sử dụng cho bộ phận kết cấu so với tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
- Chất lượng của việc ghi chép trong sổ nhật kí thi công bộ phận kết cấu (
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 về quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4091:1985 về nghiệm thu các công trình xây dựng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10895-2:2015 (IEC 61193-2:2007) về Hệ thống đánh giá chất lượng - Phần 2: Lựa chọn và sử dụng phương án lấy mẫu để kiểm tra linh kiện điện tử và gói linh kiện điện tử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5638:1991 về đánh giá chất lượng công tác xây lắp - Nguyên tắc cơ bản
- Số hiệu: TCVN5638:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết