Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHẤT LƯỢNG ĐẤT - YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC TÁI TẠO ĐẤT
Soil quality - General requirements for soil reclamation
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung đối với việc tái tạo đất bị huỷ hoại khi khai thác khoáng sản và than bùn: xây dựng công trình tuyến, tìm kiếm địa chất và các công việc khác và cả những yêu cầu chung đối với việc tái tạo theo mục đích sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân.
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi lớp kế hoạch thiết kế và tiến hành các công việc có liên quan đến việc huỷ hoại đất và tái tạo chúng.
2.1. Tất cả các loại đất bị huỷ hoại và cả những khu đất phụ cận bị mất hoàn toàn hoặc một phần hiệu suất do ảnh hưởng có hại của đất bị huỷ hoại đều phải được tái tạo.
Tái tạo đất là một phần của các quá trình công nghệ có liên đến việc huỷ hoại đất.
2.2. Khi xây dựng các dự án tái tạo đất bị huỷ hoại cần tính đến các yếu tố sau:
1) Các điều kiện tự nhiên của vùng (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa chất thuỷ văn, thực vật);
2) Vị trí của khu đất đã hoặc đang bị huỷ hoại;
3) Triển vọng phát triển của vùng lớp dự án;
4) Trạng thái thực tế và dự báo của đất bị huỷ hoại đến thời điểm tái tạo (diện tích, hình dáng, địa hình do tác động của con người, mức độ phủ tự nhiên, sử dụng đất bị huỷ hoại hiện tại và trong tương lai, lớp đất màu và các loại đất đá có khả năng màu mỡ, dự báo mực nước ngầm, ngập lụt, khô hạn, các quá trình xói mòn, mức độ nhiễm bẩn đất);
5) Các chỉ tiêu thành phần hoá học và độ hạt, các tính chất nông hoá, nông lí, các đặc tính địa chất công trình của đất đá bóc lẽn và pha trộn hỗn hợp của chúng trong bãi thải;
6) Các điều kiện kinh tế, kinh tế-xã hội, vệ sinh dịch tễ của vùng đất bị huỷ hoại;
7) Thời gian sử dụng đất được tái tạo có tính đến khả năng bị huỷ hoại lại;
8) Bảo vệ môi trường xung quanh khỏi bị nhiễm bẩn bởi bụi, khí thải và nước thải theo lượng thải giới hạn cho phép và nồng độ giới hạn cho phép;
9) Bảo vệ hệ động, thực vật;
2.3. Đất bị hủy hoại phải được tái tạo chủ yếu dưới dạng đất trồng và các loại đất nông nghiệp khác.
Nếu việc tái tạo đất nhằm mục đích nông nghiệp là không hợp lí thì trồng rừng cải thiện môi trường hoặc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, và khi cần thiết thì thiết lập các khu giải trí, vườn cấm.
2.4. Quy trình công nghệ khai thác mỏ phải xem xét:
1. Tạo các lớp trên cùng của bãi thải từ các loại đất đá thích hợp cho việc tái sinh học bao gồm cả việc bốc, vận chuyển, lưu giữ và bảo quản lớp đất màu hoặc phủ nó lên bề mặt cần tái tạo, khai thác chọn lọc đất đá có tiềm năng màu mỡ và tạo bãi thải chọn lọc khi trong đất đá phủ có các loại đất đá độc hại và các loại khác không phù hợp cho việc tái tạo sinh học đất đá.
2. Tạo các bãi thải mỏ và moong thải của các xí nghiệp công nghiệp tối ưu về hình dạng, cấu trúc, không cháy và bền vững.
3. Dẫn nước khỏi các bãi thải.
2.5. Những bãi thải ngoài bãi chứa bã quặng, nơi chứa xỉ, tro và các loại bãi thải khác chủ yếu phải nằm ở vùng đất thích hợp (trong các moong đã khai thác, khe...) tuân theo các chỉ tiêu và quy tắc vệ sinh tương ứng có tính đến địa hình, địa phương và hướng gió chủ đạo, các dòng chảy, phân bố các điểm dân cư và xí nghiệp, tuân thủ những vùng bảo vệ vệ sinh quy định cho những đối tượng này.
Độ cao bãi thải và góc dốc xác định trong mỗi trường hợp cụ thể có tính đến độ bền vững của đất đá và đặc tính sử dụng bề mặt của chúng.
2.6. Khi hình thành những bãi thải ngoài và bãi thải trọng cao hơn mặt đất nhằm mục đích giảm ảnh hưởng có hại của sự xói mòn đất đá vào môi trường xung quanh, theo biên và trên các sườn của nó phải trồng các loại cây mọc nhanh và các loại cây cối khác.
2.7. Tái tạo đất
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5299:1995 về chất lượng đất - Phương pháp xác định mức độ xói mòn đất do mưa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5961:1995 (ISO 11268/1:1993) về chất lượng đất - ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất (Eisenia tetida) - xác định độ độc cấp tính bằng cách sử dụng nền đất nhân tạo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5962:1995 (ISO 11269/1:1993) về chất lượng đất - xác định ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đến thảm thực vật đất - phương pháp đo sự ức chế phát triển rễ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5299:1995 về chất lượng đất - Phương pháp xác định mức độ xói mòn đất do mưa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5961:1995 (ISO 11268/1:1993) về chất lượng đất - ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất (Eisenia tetida) - xác định độ độc cấp tính bằng cách sử dụng nền đất nhân tạo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5962:1995 (ISO 11269/1:1993) về chất lượng đất - xác định ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đến thảm thực vật đất - phương pháp đo sự ức chế phát triển rễ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5302:2009 về Chất lượng đất - Yêu cầu chung đối với việc phục hồi đất
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5302:1995 về chất lượng đất - yêu cầu chung đối với việc tái tạo đất
- Số hiệu: TCVN5302:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra