Hệ thống pháp luật

TCVN 5279: 1990

AN TOÀN CHÁY NỔ - BỤI CHÁY - YÊU CẦU CHUNG
Fire and explóion safely - Conbustible dusts - General requirements

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung đảm bảo an toàn cháy nổ, được áp dụng đối với các thiết bị và quá trình sản xuất có bụi cháy.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các thiết bị, và quá trình sản xuất có bụi cháy của chất nổ và chất phóng xạ.

1. QUY ĐỊNH CHUNG:

1.1. An toàn cháy nổ đối với các thiết bị và quá trình sản xuất có bụi cháy phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và theo TCVN 3254: 1989; TCVN 3255: 1986, cũng như các tiêu chuẩn khác có liên quan.

1.2. An toàn cháy chảy nổ phải được đảm bảo bằng các biện pháp phòng cháy nổ và các biện pháp chống cháy nổ.

1.3. Bụi cháy là những vật thể nhỏ ở trạng thái lơ lửng hoặc lắng đọng trọng môi trường khí và có khả năng cháy nổ trong thành phần không khí bình thường (Oxy 21%, Nitơ 78% và các khí khác 1%).

2. CÁC THÔNG SỐ NGUY HIỂM CHÁY NỔ CỦA BỤI CHÁY:

2.1. Bụi cháy ở trạng thái lơ lửng trong môi trường khí có các thông số nguy hiểm, nổ dưới đây:

Giới hạn dưới của nồng độ bốc cháy                 (jod,t)

Năng lượng nhỏ nhất gây cháy                          (Wmin)

Áp suất lớn nhất khi nổ                                      (Pmax)

Tốc độ tăng áp suất khi nổ                               

Lượng Oxy nhỏ nhất gây ra nguy hiểm nổ (X)

2.2. Bụi cháy ở trạng thái lắng đọng trong môi trường khí có các thông số nguy hiểm cháy nổ dưới đây:

Nhiệt độ bốc cháy                                 (tb.c)

Nhiệt độ tự bốc cháy                             (ttb.c)

Nhiệt độ tự nung nóng                           (ttn)

Nhiệt độ cháy âm ỉ                                (tai)

Năng lượng nhỏ nhất gây cháy              (Wmin)

Khả năng cháy, nổ khi tác dụng với nước, oxy của không khí và các chất khác.

Những điều kiện tự bốc cháy do nhiệt.

2.3. Chỉ số của các thông số nguy hiểm cháy, nổ một số loại bụi cháy ở trạng thái lơ lửng và nhiệt độ tự bốc cháy của một số loại bụi cháy ở trạng thái lắng đọng trong môi trường khí được liệt kê trong bảng Phụ lục 1.

3. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN CHÁY NỔ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

3.1. Để đảm bảo an toàn cháy nổ đối với các thiết bị và quá trình sản xuất phải:

Thực hiện các giải pháp thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn cháy, nổ của các thiết bị và quá trình sản xuất;

Áp dụng các phương pháp, phương tiện ngăn ngừa sự phát sinh cháy, nổ.

Áp dụng các hệ thống chống cháy và chống nổ nhằm giảm mức độ tác động của các yếu tố nguy hiểm cháy, nổ đối với người làm việc;

Áp dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật nhằm duy trì đúng chế độ vận hành hoặc trình tự thao tác đã được quy định trong các tài liệu pháp quy - kỹ thuật.

3.2. Khi thiết kế các quá trình sản xuất phải tuân theo các điều kiện sau:

Các máy và thiết bị phải hợp với yêu cầu của TCVN 2289-78; TCVN 2290-78; TCVN 3254-89.

Các máy và thiết bị phải bố trí hợp lý để các yếu tố nguy hiểm do cháy và nổ tạo nên ít ảnh hưởng đến người làm việc;

Lựa chọn các biện pháp cần thiết chống cháy và chống nổ.

3.3. Các phương pháp và phương tiện ngăn ngừa xuất hiện cháy, nổ phải loại trừ được sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy ở bên trong các và thiết bị hoặc sự xuất hiện nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy.

3.4. Hệ thống cháy và chống nổ phải:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5279:1990 về An toàn cháy nổ. Bụi cháy. Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN5279:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản