Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5236: 2002

ISO 105-J02: 1997

VẬT LIỆU DỆT -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN J02 - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRẮNG TƯƠNG ĐỐI

Textiles - Tests for colour fastness -

Part J02 - Instrumental assessment of relative whiteness

Lời nói đầu

TCVN 5236: 2002 thay thế TCVN 5236-90

TCVN 5236: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-J02: 1997

TCVN 5236: 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

VẬT LIỆU DỆT -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN J02 - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRẮNG TƯƠNG ĐỐI

Textiles - Tests for colour fastness -

Part J02 - Instrumental assessment of relative whiteness

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng độ trắng và độ nhiễm màu của vật liệu dệt, kể cả vật liệu có tính huỳnh quang.

1.2. Phương pháp này nêu lên mức độ trắng của vật liệu dệt so với mức độ trung bình. Độ nhiễm màu của vật liệu dệt nếu khác "Zero", được nhận biết bởi màu từ ánh xanh (trung tính) tại bước sóng 466 nm chuyển sang ánh đỏ hoặc xanh lá cây. Công thức tính độ trắng và độ nhiễm màu được CIE1) khuyến cáo sử dụng.

1.3. Vì sự phản chiếu bị ảnh hưởng bởi bản chất bề mặt vật liệu dệt, nên sự so sánh độ trắng chỉ thực hiện được giữa các mẫu thuộc cùng loại vật liệu dệt.

1.4. Các công thức này sử dụng có giới hạn đối với các mẫu thử được gọi là có "độ trắng thương mại" do chúng không khác nhau nhiều về màu sắc và độ huỳnh quang, và được đo trên cùng một thiết bị và thời điểm đo gần nhau. Trong giới hạn này, các công thức sẽ cho phép đánh giá "độ trắng tương đối" phù hợp mục đích thương mại khi dùng các thiết bị đo đáp ứng độ hiện đại, thay vì đánh giá "độ trắng tuyệt đối".

1.5. Do một số tạp chất có trong vật liệu dệt hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn dẫn đến việc cảm nhận vàng hóa đối với bộ cảm biến màu. Vì vậy phép đo độ trắng đồng thời cũng chỉ ra được mức độ sạch của vật liệu dệt.

1.6. Cũng có thể sử dụng phương pháp đo này để xác định ảnh hưởng của các thành phần màu xanh lơ hoặc các chất tăng trắng quang học (FWAs) lên độ trắng của vật liệu dệt.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 105 J01:1997, Textiles - Test for colour fastness - Part J01: General principles for measurement of surface colour (Vật liệu dệt, Phương pháp xác định độ bền màu - Phần J01: Nguyên tắc chung đối với đo màu bề mặt)

Ấn phẩm CIE số 15.2: 1986, Colorimetry (second edition) [Đo màu (ban hành lần 2)].

Ấn phẩm CIE số 17.4: 1987, International Lighting Vocabulary (Từ vựng quốc tế về chiếu sáng).

ASTM E 284-96b: 1996, ASTM Terminology of Appearance (Revised) [Thuật ngữ ASTM về ngoại quan (soát xét)].

ASTM E 308-96:1996, Practice for computing the colors of objects by using the CIE system (Thực hành trên máy vi tính khi đo màu của vật thể bằng hệ thống CIE).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

3.1. Tọa độ màu CIE (CIE chromaticity coordinates)

Là tỷ lệ của mỗi giá trị thành phần màu cảm nhận được trên tổng giá trị các thành phần màu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5236:2002 (ISO 105-J02: 1997) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần J02 - Phương pháp sử dụng thiết bị để đánh giá độ trắng tương đối do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN5236:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản