TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CAM QUẢ TƯƠI XUẤT KHẨU- PHƯƠNG PHÁP THỬ
HÀ NỘI - 1984
Cơ quan biên soạn: Cục Kiểm nghiệm hàng hóa Bộ Ngoại thương
Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Kiểm nghiệm hàng hóa Bộ Ngoại thương
Cơ quan trình duyệt: Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo Lường - Chất lượng ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành: ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số: 322/QĐ ngày 17 tháng 9 năm 1984
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cam chanh (Citrus sinensis) và cam sành (Citrus bigaradia), khuyến khích áp dụng đối với các loại quả thuộc giống Citrus khác (chanh, quýt, bưởi,...)
1.1. Chất lượng cam được xác định trên cơ sở kiểm tra và phân tích mẫu đại diện của mỗi lô hàng.
1.2. Lô hàng là khối lượng bất kỳ của cùng một loại quả, cùng loại chất lượng, cùng một kiểu bao bì, bao gói, ký mã hiệu được giao nhận cùng một thời điểm và một địa điểm.
1.3. Mẫu đại diện của lô hàng gồm toàn bộ những kiện hàng được lấy ra từ những vị trị khác nhau (trên, dưới, giữa, trong ngoài) của lô hàng.
1.4. Mẫu phân tích là một phần của mẫu đại diện dùng để, xác định các chỉ tiêu cảm quan hóa học.
1.5. Trước khi lấy mẫu đại diện cần kiểm tra sơ bộ dạng bên ngoài của bao bì, cách bao gói, ký mã hiệu theo quy định trong TCVN 1873 - 76.
1.6. Mẫu đại diện của lô hàng được lấy theo quy định trong bảng dưới đây:
Số lượng kiện trong lô | Số lượng kiện cần lấy mẫu |
Dưới 51 Từ 51 đến 150 Từ 151 đến 300 Trên 500 | 3 5 8 13 |
1.7. Mẫu phân tích lấy không ít hơn 3 kg bằng phương pháp lấy ngẫu nhiên ở các kiện mẫu đại diện.
1.8. Mẫu phân tích phải được phân tích ngay, trong những trường hợp cần thiết có thể chia đôi mẫu phân tích theo một phương pháp chia ngẫu nhiên để làm mẫu lưu. Mẫu phân tích và mẫu lưu phải có nhãn ghi:
- Tên sản xuất kèm theo tên địa phương sản xuất;
- Nơi lấy mẫu;
- Lô hàng của mẫu (số hiệu, khối lượng);
- Ngày lấy mẫu;
- Tên người và tên cơ quan lấy mẫu
Mẫu lưu phải được đựng trong túi poliêtilen có đục lỗ thoát không khí và để trong tủ lạnh, bảo quản không quá 3 ngày.
2.2. Xác định số quả không đạt về hình dạng và kích thước
2.2.1. Dụng cụ:
- Thước kẹp hoặc bảng gỗ có lỗ tròn với đường kính quy định.
2.2.2. Tiến hành thử: Trước hết, loại bỏ những quả dị hình, méo mó, hình dạng không tự nhiên.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 322-QĐ năm 1984 ban hành một tiêu chuẩn Nhà nước về cam quả tươi xuất khẩu do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 (ISO 3631-1978)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1873:2007 (CODEX STAN 245:2004, With Amendment 1-2005) về cam tươi
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 204:1994 về vải quả tươi xuất khẩu (vải thiều) 1 - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3948:1984 về cam quả tươi xuất khẩu - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3948:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 17/09/1984
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực