Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 363 : 1970

GỖ – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN BỀN KHI NÉN
Timber - Method for determination of limits of compressive strengths

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giới hạn bền khi nén dọc thớ, nén ngang thớ và ép cục bộ ngang thớ của gỗ.

I. Thiết bị và dụng cụ thử

1. Để xác định giới hạn bền khi nén của gỗ, dùng các thiết bị và dụng cụ sau đây:

- Máy nén với độ đo lực chính xác đến 50N, máy phải có bệ đỡ kiểu hình cầu, hoặc có thể dùng bệ đỡ hình cầu loại di chuyển được để đặt lên bàn máy;

- Thước vặn, (hoặc một dụng cụ đo tương tự) với độ chính xác là 0,1mm;

- Dụng cụ để xác định độ ẩm của gỗ theo điều 1TCVN 358: 1970;

- Thiết bị chuyên dùng cho từng dạng thử (mô tả bên dưới)

II. Thử nén dọc thớ

a. Thiết bị thử

2. Khi thử về nén dọc thớ, ngoài những thiết bị đã nêu ở điều 1 còn dùng một thiết bị

chuyên dùng như ở hình 1, để bảo đảm phương truyền lực chính xác và lực phân đều lên mặt mẫu. Nếu không có bộ phận đó thì khi đặt mẫu lên bệ đỡ của máy và khi tăng

tải phải chú ý đảm bảo lực truyền đúng tâm mẫu.

b. Chuẩn bị thử

3. Chuẩn bị mẫu. Mẫu có dạng hình hộp chữ nhật kích thước là 20 x 20 x 30mm, trong đó 30 là kích thước theo phương dọc thớ.

Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải theo đúng điều 14, 15 trong TCVN 356 : 1970

c. Tiến hành thử

4. Đo mẫu. ở mỗi mẫu đo kích thước a và b của mát cắt ngang chính xác đến 0,1mm. Vị trí đo ở giữa chiều cao mẫu.

5. Thử mẫu. Lực nén của máy phải hướng theo phương dọc thớ gỗ. Để cho phương truyền lực được chính xác, nên dùng bộ phậná nêu ở hình 1.

Bàn máy phải di chuyển đều đặn trong suốt quá trình thử, ứng với tốc độ tăng tải 40000 ± 10000N/phút. Nếu dùng máy có truyền động bằng cơ khí thì có thể lấy tốc độ di chuyển của bàn máy là 4 mm/phút.

Tăng tải cho đến khi mẫu bị phá hoại, nghĩa là khi kim lực kế quay theo chiều ngược lại. Dạng phá hoại được ghi ở cột “ghi chú” trong “Biểu” (xem phụ lục 1). Trên bảng đo lực, đọc tải trọng cực đại Pmax chính xác đến 50N.

6. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, xác định ngay độ ẩm của từng mẫu theo TCVN 358 : 1970, lấy cả mẫu thử để làm mẫu đo độ ẩm, trường hợp lọ quá nhỏ không đựng được cả mẫu thì có thể cưa đôi dùng nửa mẫu.

d. Tính toán kết quả thử

7. Giới hạn bền khi nén dọc thớ Vw của gỗ ở độ ẩm W lúc thử được tính bằng Pa, chính xác đến 0,1MPa, theo công thức sau:

Trong đó :

Pmax - Tải trọng cực đại, tính bằng N;

a,b - Kích thước mặt cắt ngang của mẫu, tính bằng m.

Giới hạn bền σw phải tính chuyển về độ ẩm 12% với độ chính xác là 0,5MPa, theo công thức sau :

Trong đó :

σ12 - Giới hạn bền khi nén dọc thớ ở độ ẩm 12%, tính bằng Pa

W - Độ ẩm của mẫu lúc thử, tính bằng %;

α - Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm tạm thời, lấy bằng 0,04

III. Thử nén ngang thớ

a. Thiết bị thử

8. Ngoài những thiết bị dụng cụ nêu ở điều 1, khi thử nén ngang thớ, còn dùng đồng hồ so (bách phân kế) và giá mắc đồng hồ để đo biến dạng của mẫu. Có thể chế tạo một thiết bị riêng như ở hình 2, vừa để mắc đồng hồ, v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 363:1970 về gỗ - phương pháp xác định giới hạn bền khi nén

  • Số hiệu: TCVN363:1970
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1970
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản