Conveyors
General safety requirements
Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:
Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Bảo hộ lao động, Tổng công đoàn Việt Nam
Cơ quan trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn
Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số:
658/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979
BĂNG TẢI
YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Conveyors
General safety requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn cho kết cấu và bố trí băng tải các loại sử dụng trong các ngành kinh tế quốc dân.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho băng tải chở người; băng tải các loại dùng trong mỏ than và diệp thạch; băng tải lắp đặt trên các phương tiện vận tải đường thủy.
1.1. Băng tải phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 2290 – 78
1.2. Các yêu cầu về an toàn của một số loại băng tải cụ thể không được quy định trong tiêu chuẩn này phải được bổ sung vào tiêu chuẩn hay hồ sơ kỹ thuật của mỗi loại.
2.1. Yêu cầu phụ thuộc vào công dụng của băng tải và đặc điểm của vật tải.
2.1.1. Băng tải dùng vận chuyển vật nóng phải được che kín hoặc có vách ngăn ở các đoạn đi qua nơi làm việc của công nhân. Nhiệt độ mặt ngoài của vỏ bao che hoặc vách ngăn không được vượt quá 45oC.
2.1.2. Băng tải vận chuyển vật tải bốc hơi tỏa khí và gây bụi thì phải che kín toàn bộ và lắp thiết bị hút hay dập bụi.
2.1.3. Gầu tải vận chuyển vật ướt phải được che toàn bộ bằng vỏ hoặc tấm chắn để bảo vệ công nhân không bị bùn, nước bắn vào.
2.1.4. Kết cấu của băng tải phải có chỗ lắp bộ phận cấp và dỡ vật tải, nhằm cấp tải đều và chính tâm lên băng tải.
2.1.5. Bộ phận cấp và dỡ vật tải không được làm chúng bị kẹt, bị vướng, bị rơi (đối với hàng bao kiện nhỏ) và làm băng tải bị quá tải.
2.1.6. Tại vị trí chuyển tiếp vật tải (vật tải từ băng tải này trút sang băng tải khác hoặc trút vào máy) phải có thiết bị ngăn chúng rơi ra ngoài.
2.1.7. Các đoạn băng tải phải cấp vật tải bằng tay, kết cấu của chúng phải đảm bảo sao cho không phải nâng mà chỉ chuyển chúng trong mặt nằm ngang hoặc mặt nghiêng có góc nghiêng nhỏ.
2.1.8. Kết cấu của đoạn băng tải treo cần cấp hoặc dỡ vật tải bằng tay, phải đảm bảo chiều cao tính từ mặt bằng đến mép thùng treo (hay mép khay) một khoảng từ 0,6 m đến 1,0 m.
2.1.9. Kết cấu của đoạn băng tải treo phải treo các thùng chứa (hay quang treo) vào vị trí vận chuyển bằng tay, phải đảm bảo sao cho chiều cao cần thiết dễ nâng chúng lên không cao quá 0,2 m tính từ mặt bằng.
2.1.10. Các băng tải nghiêng (hoặc các đoạn nghiêng của băng tải) phải đảm bảo bao kiện không bị trượt và không thay đổi vị trí so với bề mặt của bộ phận kéo.
2.1.11. Băng tải nghiêng phải đảm bảo bộ phận kéo đang có vật tải không bị trôi tự do khi cơ cấu dẫn động ngừng làm việc.
2.1.12. Bộ phận nhận vật tải trên băng tải con lăn thụ động phải có cữ chặn và thiết bị giữ vật khỏi trôi.
2.1.13. Băng tải đai phải có bộ phận dự phòng ngăn vật tải rơi xuống nhánh đai dưới.
2.1.14. Băng tải đai vận
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2924/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290:1978 về thiết bị sản xuất - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 181:1996 về băng tải, gầu tải, xích tải, vít tải - sai số lắp đặt
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397:2010 (EN 115:1995/AMD 1:1998) về Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3148:1979 về băng tải - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3148:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1979
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết