Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ - KỸ THUẬT THU HÁI VÀ BẢO QUẢN
Styrax tonkinensis - Seed collection and storage technique
Có hiệu lực từ 7-1980
(Ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của UBKH và KTNN)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lâm trường, các hợp tác xã trồng rừng Bồ đề làm nguyên liệu giấy sợi, các cơ sở kinh doanh hạt giống Bồ đề.
Tiêu chuẩn này quy định những biện pháp kỹ thuật trong thu hái và bảo quản hạt giống Bồ đề nhằm tạo cho hạt giống đạt được những chỉ tiêu chất lượng theo TCVN 3127-79.
1.1. Thuật ngữ bảo quản theo tiêu chuẩn này bao gồm cả các quá trình xử lý để duy trì sức nẩy mầm cao và kéo dài tuổi thọ của hạt.
1.2. Chỉ được thu hái quả Bồ đề làm giống ở những cây Bồ đề có tuổi 5 trở lên. Đối tượng thu hái bảo quản là quả.
2.1. Quy định chung
2.1.1. Từ ngày 25-8 trở đi mỗi đơn vị sản xuất hoặc thu mua phải theo dõi tình trạng chín của hạt giống theo định kỳ quan sát 5 ngày 1 lần.
2.1.2. Phải lấy mẫu xác định chất lượng hạt trước khi thu hái. Quan sát những chỉ tiêu bên ngoài của hạt theo điều 2.2.3.
2.2. Lấy mẫu để quan sát mức độ chín của hạt.
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 3128-79. Riêng phần lấy mẫu điểm ở rừng Bồ đề lấy giống có diện tích nhỏ hơn 20 ha thì phải lấy ít nhất từ 5 cây đại diện. Cây đại diện là cây sinh trưởng bình thường:
- Không dưới 5 tuổi.
- Không sâu bệnh.
- Không lệch tán.
- Không mọc ở bìa rừng.
- Không cụt ngọn.
- Gốc cây cách nhau ít nhất 30 mét.
2.2.2. Thu 1 hay 2 kg quả ở những cành giữa tán cây, phân bố đều 4 phía để lập mẫu kiểm nghiệm.
2.2.3. Quan sát đánh giá độ chín của hạt theo các chỉ tiêu sau:
- Mầu vỏ quả: mầu bạc có điểm phớt trắng.
- Phần đầu quả: có vết nứt.
- Mầu vỏ hạt: màu đen thẫm hoặc mầu vàng da bò.
- Màng hạt: mỏng ép sát giữa nội nhũ và vỏ hạt.
- Mầu nội nhũ: rắn đặc, trong, phần ngoài sát lớp vỏ có mầu phớt xanh.
Hạt giống được phép thu hái khi 40 đến 50% lượng hạt trong mẫu thử đạt các chỉ tiêu trên.
2.2.4. Trong trường hợp đặc biệt hạt có thể được thu hoạch sớm khi được phép củ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 317:2003 về hạt giống su hào - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 561:2002 về hạt giống thuốc lá (nicotiana tabacum l.) - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9303:2013 về hạt giống bông - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3127:1979 về hạt giống bồ đề, yêu cầu kỹ thuật do UBKH và KTNN ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 317:2003 về hạt giống su hào - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 561:2002 về hạt giống thuốc lá (nicotiana tabacum l.) - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9303:2013 về hạt giống bông - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3129:1979 về hạt giống bồ đề - kỹ thuật thu hái và bảo quản do UBKH và KTNN ban hành
- Số hiệu: TCVN3129:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1979
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra