Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
ĐƯỜNG TINH LUYỆN VÀ ĐƯỜNG CÁT TRẮNG
Testing methods
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1696 – 75.
1.1. Chất lượng của đường được xác định theo từng lô hàng đồng nhất, trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng của các mẫu trung bình lấy từ mỗi lô hàng đó.
1.2. Lô hàng đồng nhất là lượng sản phẩm nhất định có cùng tên gọi, cùng hãng chất lượng, cùng bao gói như nhau, cùng cơ sở sản xuất, cùng một giấy chứng nhận chất lượng, giao nhận cùng một lúc, khối lượng lô hàng không được quá 300 tấn.
1.3. Mẫu được lấy từ các đơn vị bao gói (bao, túi…) trong lô hàng ở các vị trí khác nhau. Số lượng bao chỉ định lấy mẫu được quy định theo bảng dưới đây:
Số lượng trong lô | Lượng bao được chỉ định lấy mẫu |
Từ 1 đến 10 bao Từ 11 đến 100 bao Từ 101 bao đến 1000 bao Từ 1001 bao trở lên | toàn bộ số bao 10 bao + 5% số bao trong lô trừ đi 10 bao. 15 bao + 2% số bao trong lô trừ đi 100 bao. 35 bao + 1% số bao trong lô trừ đi 1000 bao. |
1.4. Mở miệng bao được chỉ định lấy mẫu, dùng xiên lấy mẫu tại một số điểm khác nhau trong bao, lượng mẫu lấy ra từ mỗi bao được gộp chung lại sao cho chất lượng mẫu chung của lô hàng không được ít hơn 4 kg.
1.5. Trộn đều mẫu chung rồi rải lên khay hoặc giấy sạch thành lớp phẳng hình chữ nhật, dày không quá 3 cm, chia mẫu theo 2 đường chéo, bỏ 2 phần đối diện, trộn đều hai phần còn lại, sau đó lại rải thành hình chữ nhật và chia như trên đến khối lượng mẫu còn lại khoảng 1 kg.
Chú thích: Trường hợp cần xác định tạp chất thì lượng mẫu lấy thêm 2 kg.
1.6. Chia đôi mẫu trung bình thành 2 phần bằng nhau, một phần dùng để phân tích, một phần để lưu. Mẫu lưu được bảo quản trong lọ khô sạch có nút kín hoặc trong bao chất dẻo khô sạch, trên lọ hay trong bao phải có nhãn ghi:
- Tên đơn vị sản xuất;
- Tên và loại phẩm cấp sản phẩm,
- Khối lượng và số hiệu của lô,
- Khối lượng mẫu,
- Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn này,
- Ngày, tháng và tên người lấy mẫu.
1.7. Mẫu lưu phải được niêm phong và bảo quản cẩn thận trong thời gian ít nhất 3 tháng, do cơ quan lấy mẫu giữ.
1.8. Trước mỗi lần phân tích từng chỉ tiêu phải trộn đều mẫu rồi lấy ra một lượng cần thiết dùng để phân tích chỉ tiêu đó.
2.1. Trong mỗi phép thử, phải dùng thuốc thử loại tinh khiết phân tích
- Pha thuốc thử và trong các phép phân tích phải dùng nước cất, mỗi phép thử được xác định trên hai mẫu thử song song.
2.2. Xác định các chỉ tiêu cảm quan.
2.2.1. Xác định mùi
Cho đường mẫu vào lọ thủy tinh nút nhám, miệng rộng sao cho đường chiếm khoảng 3/4 thể tích lọ. Đậy nút để yên trong phòng thoáng, sạch trong một giờ sau đó mở nút và tiến hành cảm quan ngay mùi.
2.2.2. Xác định vị
Cân 25 g đường mẫu hòa tan trong 100 ml nước cất rồi xác định vị.
2.2.3. Xác định độ trong và tạp chất lạ
Cân 50 g đường mẫu, hòa tan trong 100 ml nước cất nóng, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Sau đó đem đun dung dịch đường trên nồi cách thủy đến nhiệt độ khoảng 80 – 90oC. Để dung dịch đường nguội đến nhiệt độ phòng, rồi quan sát độ trong và tạp chất như bụi than, sợi bao của đường mẫu.
2.3.1. Dụng cụ và thuốc thử
- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,1 mg;
- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ 100 – 105oC;
- Bình hút ẩm;
- Chén cân thủy tinh (hoặc bằng nhôm) có nắp, cao 30 mm, đường kính không nhỏ hơn 45 mm.
2.3.2. Tiến hành thử
Tùy theo từng loại đường mà cân 5,0 – 10,0 g đường mẫu chính xác đến 0,10 mg (đường loại khô cần 10,0 g, đường loại ướt cần 5,0 g) rồi cho vào hộp sấy (hộp đã sấy khô ở nhiệt độ 100 – 105oC đến khối lượng không đổi), sau đó mở nắp hộp, đặt trong tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 100 – 105oC trong 3 giờ.
Lấy hộp ra, đậy nắp và để nguội trong bình hút ẩm 30 phút rồi đem cân, tiếp tục sấy ở nhiệt độ đó cho đến khối lượng không đổi (các lần lấy sau, thì sấy trong 1 giờ).
2.3.3. Tính toán kết quả
Độ ẩm (X1) tính bằng % khối lượng, xác định theo công thức:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 43-QĐ năm 1987 ban hành hai tiêu chuẩn Nhà nước về đường tinh luyện và đường cát trắng của Chủ tịch Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4838:1989 (ST SEV 5812-86) về đường - phương pháp xác định thành phần cỡ hạt
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6960:2001 (ICUMSA GS 2/3 – 5:1997) về đường trắng - xác định đường khử bằng phương pháp Knight và Allen EDTA - phương pháp chính thức do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1696:1987 về đường tinh luyện và đường cát trắng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1696:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 11/02/1987
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra