Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1557:1991

XÀ PHÒNG BÁNH - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Laundry soap - Methods test

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1557 - 74.

Tiêu chuẩn này quy định cách lấy mẫu, phương pháp xác định các chỉ tiêu cảm quan, lý, hóa cho xà phòng giặt và xà phòng tắm dạng bánh sản xuất từ hỗn hợp dầu mỡ động thực vật và các loại axit béo tổng hợp.

1. LẤY MẪU

1.1. Chất lượng xà phòng được xác định trên cơ sở kết quả phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.

1.2. Lô hàng là lượng xà phòng sản xuất cùng một ca ở cùng một nhà máy, đóng trong cùng một loại bao bì, có cùng một giấy chứng nhận chất lượng và cùng giao nhận một lúc.

1.3. Trước khi lấy mẫu, phải kiểm tra xem bao bì có đúng với quy định về bao gói và ghi nhãn không.

1.4. Lấy mẫu ở 3% số hòm đựng, đối với lô hàng xà phòng giặt và 4% đối với lô hàng xà phòng tắm, nhưng không nhỏ hơn 4 hòm đối với lô hàng nhỏ. Lấy mẫu ban đầu ở các hòm được chỉ định lấy mẫu, mỗi hòm lấy 2% số bánh tại các vị trí khác nhau.

1.5. Lấy từ mẫu ban đầu 10 bánh đối với xà phòng giặt, và 20 bánh đối với xà phòng tắm, để xác định các chỉ tiêu cảm quan, khối lượng bánh và lập mẫu trung bình.

Lập mẫu trung bình bằng cách cắt đôi từng bánh xà phòng lấy ở mỗi bánh một nửa, bào thành phóc mỏng, gộp ổ chung lại, trộn đều và dàn thành lớp phẳng hình chữ nhật dày không quá 5cm. Chia mẫu theo hai đường chéo, bỏ bớt hai phần đối diện, trộn đều hai phần còn lại và tiếp tục chia như trên cho đến lúc lượng mẫu còn lại ở hai phần đối diện khoảng 500 - 600g thì dừng lại. Cho mẫu vào lọ thủy tinh miệng rộng có nút mài để phân tích các chỉ tiêu lý, hóa.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Nước cất dùng khi phân tích phải phù hợp với TCVN 2117 - 77.

2.2. Khi tiến hành phân tích hóa học phải dùng loại hóa chất tinh khiết phân tích (TKPT).

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Xác định chỉ tiêu cảm quan

3.1.1. Xác định dạng bên ngoài bằng cách quan sát xem bánh có đều đặn, bở, có vết rạn nút và có màu xám đen không.

3.1.2. Xác định trạng thái bên trong và mùi

Dùng dao sắc cắt đôi bánh xà phòng, chú ý xem phần trong bánh có đều màu và bị phân lớp hay không. Mùi xà phòng cũng được xác định ngay sau khi cắt.

3.2. Xác định các chỉ tiêu lý, hóa.

3.2.1. Xác định khối lượng bánh xà phòng

Cân mỗi bánh xà phòng ba lần với độ chính xác đến 0,1g. Khối lượng trung bình của bánh xà phòng là trung công kết quả của phép cân.

3.2.2. Xác định độ cứng

3.2.2.1. Dụng cụ

Máy đo độ cứng kim Vi-ca.

3.2.2.2. Tiến hành thử

Cho trục nén tiếp xúc với mặt phẳng để máy và điều chỉnh vạch chỉ thị về vị trí 0.

Đặt mẫu vào khuôn nhựa, dùng thước chỉ cắt hai phần mẫu thừa ra, sao cho mặt cắt là những mặt phẳng trùng với mặt khuôn nhựa.

Mở khóa, nâng trục nén lên, đồng thời đặt khuôn nhựa, có mẫu vào để máy sao cho tâm khuôn nhựa trùng tâm với tâm trục nén và từ từ hạ trục nén xuống cho tiếp xúc với mẫu, ghi lấy giá trị (L1) trên thước đo. Sau đó, nâng trục nén lên để vạch chỉ thị trùng với vạch chia cuối cùng của thước đo (vạch có giá trị chia lớn nhất) mở khóa, thả trục nén xuống, ghi lấy giá trị (L2) trên thước đo.

Độ cứng của xà phòng là hiệu số giữa hai giá trị L1 và L2 tính bằng mm.

Trường hợp không có máy Vi-ca, cho phép dùng các dụng cụ khác, đã được các bên hữu quan thỏa thuận, để xác định độ cứng.

3.2.3. Xác định hàm lượng axít béo

3.2.3.1. Nguyên tắc

Dùng axit vô cơ mạnh phân hủy xà phòng để giải phóng các axit béo và muối. Tách các axit béo bằng dung môi hữu cơ, sấy và cân.

3.2.3.2. Dụng cụ và thuốc thử

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1557:1991 về xà phòng bánh - phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN1557:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản