Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9945-1:2013

ISO 7870-1:2007

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CHUNG

Control charts - Part 1: General guidelines

Lời nói đầu

TCVN 9945-1:2013 thay thế cho TCVN 7073:2002 (ISO 7870:1993);

TCVN 9945-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 7870-1:2007;

TCVN 9945-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 9945, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 7870, gồm các phần dưới đây có tên chung “Biểu đồ kiểm soát”:

- TCVN 9945-1:2013 (ISO 7870-1:2007), Phần 1: Hướng dẫn chung

- TCVN 9945-2:2013 (ISO 7870-2:2013), Phần 2: Biểu đồ kiểm soát Shewhart

- TCVN 9945-3:2013 (ISO 7870-3:2012), Phần 3: Biểu đồ kiểm soát chấp nhận

- TCVN 9945-4:2013 (ISO 7870-4:2011), Phần 4: Biểu đồ tổng tích lũy

Lời giới thiệu

Mọi quá trình sản xuất, dịch vụ hoặc quản trị đều chứa một lượng biến động nhất định do nhiều nguyên nhân. Điều này dẫn đến các kết quả quan sát được từ quá trình không ổn định. Nghiên cứu độ biến động này để có được hiểu biết về đặc trưng của nó tạo cơ sở cho việc thực hiện hành động đối với quá trình.

Biểu đồ kiểm soát là công cụ cơ bản của kiểm soát thống kê quá trình (SPC). Chúng đưa ra phương pháp đồ thị đơn giản có thể được sử dụng để:

a) chỉ ra quá trình ổn định hay không ổn định, nghĩa là hoạt động trong hệ thống ổn định các nguyên nhân ngẫu nhiên, còn được gọi là độ biến động vốn có và được coi như trong “trạng thái kiểm soát thống kê”;

b) ước lượng biên độ của độ biến động vốn có của quá trình;

c) so sánh thông tin từ các mẫu thể hiện trạng thái hiện tại của quá trình đối với các giới hạn phản ánh độ biến động này, với mục tiêu xác định xem quá trình vẫn ổn định hay không ổn định và độ biến động đã giảm hay chưa giảm;

d) nhận biết, kiểm tra và giảm/loại trừ khả năng ảnh hưởng của các nguyên nhân đặc biệt của độ biến động có thể dẫn quá trình đến mức hiệu năng không chấp nhận được;

e) hỗ trợ điều chỉnh quá trình thông qua nhận biết các dạng biến động như xu hướng, loạt, chu kỳ và tương tự như vậy;

f) xác định xem quá trình biểu hiện theo cách có thể dự đoán và ổn định không để từ đó có thể đánh giá việc quá trình có thể đáp ứng các quy định;

g) xác định xem quá trình có thể thỏa mãn các yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ và năng lực quá trình đối với các đặc trưng được đo;

h) cung cấp cơ sở để điều chỉnh quá trình thông qua dự đoán bằng cách sử dụng các mô hình thống kê;

i) hỗ trợ trong việc đánh giá hiệu năng của hệ thống đo.

Một ưu điểm nổi bật của biểu đồ kiểm soát là dễ xây dựng và sử dụng. Biểu đồ cung cấp chỉ số trực tuyến về biểu hiện của quá trình cho người vận hành sản xuất hoặc dịch vụ, kỹ sư, người quản trị và người quản lý. Tuy nhiên, để biểu đồ kiểm soát là chỉ thị tin cậy và hiệu quả về trạng thái của quá trình, ở giai đoạn lập kế hoạch cần phải cẩn thận chú ý đến các vấn đề như lựa chọn loại biểu đồ thích hợp đối với quá trình đang nghiên cứu và xác định chương trình lấy mẫu thích hợp.

Tiêu chuẩn này trình bày các khái niệm chung hữu ích để thiết kế thành công biểu đồ kiểm soát.

 

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CHUNG

Control charts - Part 1: General guidelines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày các yếu tố chủ yếu và quan điểm của cách tiếp cận biểu đồ kiểm soát và nhận biết nhiều loại biểu đồ kiểm soát (bao gồm những loại liên quan đến biểu đồ kiểm soát Shewhart và những biểu đồ tập trung vào chấp nhận quá trình hoặc điều chỉnh quá trì

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9945-1:2013 (ISO 7870-1:2007) về Biểu đồ kiểm soát - Phần 1: Hướng dẫn chung

  • Số hiệu: TCVN9945-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản