CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ GIÒN BẰNG VA ĐẬP
Plastics - Determination of the brittleness temperature by impact
Lời nói đầu
TCVN 9850:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 974:2000.
TCVN 9850:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Chất dẻo sử dụng trong nhiều ứng dụng tường được yêu cầu có tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp dù có va đập hay không. Tính giòn của polyme chịu ảnh hưởng do định hướng phát sinh trong quá trình sản xuất, do quá trình nhiệt và do ứng suất trong vật liệu, đặc biệt là tốc độ ứng suất áp dụng khi va đập. Dữ liệu nhiệt độ giòn có thể được sử dụng để dự đoán ứng xử của vật liệu dẻo tại nhiệt độ thấp chỉ trong các ứng dụng mà các điều kiện gây biến dạng là tương tự nhau. Phép thử nhiệt độ giòn là phép xác định nhiệt độ mà tại đó polyme không còn dẻo và bắt đầu hóa cứng "như thủy tinh".
CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ GIÒN BẰNG VA ĐẬP
Plastics - Determination of the brittleness temperature by impact
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhiệt độ mà tại đó chất dẻo vốn không cứng tại nhiệt độ môi trường xung quanh lại bị phá hủy giòn dưới các điều kiện va đập nhất định. Kỹ thuật bổ sung sử dụng các mẫu được khía sẵn đưa ra các giá trị độ giòn tại nhiệt độ cao hơn nhiều so với những giá trị quan sát được đối với các mẫu không được khía trên cùng một vật liệu dẻo. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật thống kê để lượng hóa nhiệt độ phá hủy giòn. Phải chuẩn bị đủ số mẫu cho việc thử nghiệm nhằm tính toán được nhiệt độ giòn trên cơ sở thống kê. Các kỹ thuật thống kê đã được khai triển để lượng hóa nhiệt độ giòn như được trình bày trong 3.1.
Phương pháp thiết lập nhiệt độ mà tại đó cơ hội phá hủy là 50% đối với mẫu có khía hay không có khía. Phương pháp này hữu dụng cho những mục đích về kỹ thuật, mặc dù không cần thiết đo nhiệt độ thấp nhất mà vật liệu có thể được sử dụng. Trong phép đo nhiệt độ giòn, dung sai độ chụm của phép đo tốt nhất là ± 5 °C khi thiết lập các giá trị sử dụng cho đặc tính kỹ thuật vật liệu.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9847 (ISO 175), Chất dẻo - Xác định ảnh hưởng khi ngâm trong hóa chất lỏng.
TCVN 9848 (ISO 291), Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm.
Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau được sử dụng:
3.1. Nhiệt độ giòn (brittleness temperature)
Nhiệt độ mà tại đó 50% mẫu thử bị phá hủy khi được thử nghiệm theo phương pháp xác định. Nhiệt độ giòn được ký hiệu là T50.
3.2. Tốc độ thử (test speed)
Vận tốc tương đối giữa đầu đập của thiết bị thử với mẫu thử được kẹp chặt.
Các mẫu thử, được kẹp chặt như các thanh dầm, được ngâm trong môi trường truyền nhiệt có nhiệt độ được biết chính xác và được kiểm soát chính xác. Các mẫu được ổn định trong khoảng thời gian xác định và sau đó bị va đập bởi đầu đập của thiết bị sau một vòng quay với tốc độ không đổi nhất định. Số lượng mẫu cần đủ để thử nhằm cho phép tính toán nhiệt độ giòn trên cơ sở thống kê. Nhiệt độ mà tại đó 50% mẫu thử bị phá hủy được xác định là nhiệt độ giòn.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9849-1:2013 (ISO 877-1:2009) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời - Phần 1: Hướng dẫn chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9852:2013 (ISO 9370:2009) về Chất dẻo - Xác định sự phơi nhiễm bức xạ trong phép thử phong hóa bằng thiết bị - Hướng dẫn chung và phương pháp thử cơ bản
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9853:2013 (ISO 20753:2008) về Chất dẻo - Mẫu thử
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9847:2013 (ISO 175:2010) về Chất dẻo - Xác định ảnh hưởng khi ngâm trong hóa chất lỏng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008) về Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9849-1:2013 (ISO 877-1:2009) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời - Phần 1: Hướng dẫn chung
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9852:2013 (ISO 9370:2009) về Chất dẻo - Xác định sự phơi nhiễm bức xạ trong phép thử phong hóa bằng thiết bị - Hướng dẫn chung và phương pháp thử cơ bản
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9853:2013 (ISO 20753:2008) về Chất dẻo - Mẫu thử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9850:2013 (ISO 974:2000) về Chất dẻo - Xác định nhiệt độ giòn bằng va đập
- Số hiệu: TCVN9850:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực