Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9621-3:2013

IEC/TR 60479-3:1998

ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN NGƯỜI VÀ GIA SÚC - PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA CƠ THỂ GIA SÚC

Effects of current on human beings and livestock - Part 3: Effects of currents passing through the body of livestock

Lời nói đầu

TCVN 9621-3:2013 hoàn toàn tương đương với IEC/TR 60479-3:1998;

TCVN 9621-3:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 9621 (IEC 60479) Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc gồm các phần sau:

TCVN 9621-1:2013 (IEC/TS 60479-1:2005), Phần 1: Khía cạnh chung

TCVN 9621-2:2013 (IEC/TS 60479-2:2007), Phần 2: Khía cạnh đặc biệt

TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998), Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc

TCVN 9621-4:2013 (IEC/TR 60479-4:2011), Phần 4: Ảnh hưởng của sét

TCVN 9621-5:2013 (IEC/TR 60479-5:2007), Phần 5: Giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với ảnh hưởng sinh lý

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cơ bản về các ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc để sử dụng khi thiết lập các yêu cầu an toàn điện.

Tuy nhiên, có các yếu tố khác cần tính đến, ví dụ như xác suất sự cố, xác suất tiếp xúc với các phần mang điện và phần bị hỏng, tỷ lệ giữa điện áp tiếp xúc và điện áp sự cố, kinh nghiệm đạt được, tính khả thi về kỹ thuật và yếu tố kinh tế. Các tham số này phải được xem xét cẩn thận khi đặt ra các yêu cầu về an toàn, ví dụ, đặc tính tác động của thiết bị bảo vệ dùng trong hệ thống lắp đặt điện.

Để bảo vệ gia súc tránh tiếp xúc gián tiếp, ngưỡng rung tâm thất là tiêu chí cần có những yêu cầu an toàn cụ thể, Vì lý do này, tiêu chuẩn này đưa ra các thông tin về trở kháng cơ thể của gia súc và độ lớn dòng điện của ngưỡng rung tâm thất. Vì chỉ có ít thông tin về trở kháng của động vật, giá trị trở kháng thấp nhất đối với gia súc, chân trước đến chân sau (xem Bảng 2), được sử dụng làm cơ sở để tính toán.

Trong tiêu chuẩn này, các loài động vật đều được coi là gia súc.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN NGƯỜI VÀ GIA SÚC - PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA CƠ THỂ GIA SÚC

Effects of current on human beings and livestock - Part 3: Effects of currents passing through the body of livestock

1. Yêu cầu chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các giá trị về trở kháng của cơ thể gia súc là hàm của điện áp tiếp xúc, mức ẩm của da và tuyến dòng điện.

Hiện nay mới chỉ có sẵn các giá trị đối với bò.

Tiêu chuẩn mô tả ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều hình sin trong dải tần từ 15 Hz đến 100 Hz chạy qua cơ thể gia súc.

CHÚ THÍCH: Nếu không có quy định nào khác, các giá trị dòng điện định nghĩa trong tiêu chuẩn này là giá trị hiệu dụng.

1.2. Lưu ý chung

Đối với tuyến dòng điện cho trước qua cơ thể, nguy hiểm phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn và thời gian của dòng điện. Tuy nhiên, các quan hệ thời gian/dòng điện quy định trong Điều 5, trong nhiều trường hợp, không trực tiếp áp dụng được trong thực tế để thiết kế các biện pháp bảo vệ chống điện giật. Tiêu chí cần thiết là giới hạn chấp nhận được của điện áp tiếp xúc (tức là tích của đòng điện qua cơ thể và trở kháng của cơ thể) là hàm của thời gian. Quan hệ giữa dòng điện và điện áp là không tuyến tính vì trở kháng của cơ thể gia súc thay đổi theo điện áp tiếp xúc và đo đó cần có các dữ liệu về mối quan hệ này.

Các phần khác nhau của cơ thể gia súc (ví dụ như da, máu, cơ, mô và khớp) có trở kháng đối với dòng điện đi qua, trở kháng này gồm thành ph

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc

  • Số hiệu: TCVN9621-3:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản