Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHẦN MỀM - PHẦN 3: CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG.
lnformation technology - Software product quality - Part 3: Quality in use metrics.
Lời nói đầu
TCVN 8704:2011 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO/IEC 9126-4.
TCVN 8704:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHẦN MỀM - PHẦN 3: CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG.
lnformation technology - Software Product quality - Part 3: Quality in use metrics.
Tiêu chuẩn này xác định các phép đánh giá chất lượng sử dụng đối với sản phẩm phần mềm cho các đặc tính được xác định trong ISO/IEC 9126-1, và được sử dụng cùng với ISO/IEC 9126-1.
Tiêu chuẩn này bao gồm:
- Giải thích cách áp dụng các phép đánh giá chất lượng phần mềm;
- Một bộ cơ bản các phép đánh giá cho từng đặc tính;
- Một ví dụ về cách áp dụng các phép đánh giá trong vòng đời sản phẩm phần mềm.
Tiêu chuẩn này không ấn định các dải giá trị của các phép đánh giá này cho các mức hoặc cấp độ tuân thủ, vì rằng các giá trị này sẽ được xác định cho từng sản phẩm phần mềm hoặc một phần của sản phẩm phần mềm, do bản chất của nó, tùy thuộc vào các yếu tố như loại của phần mềm, mức độ tính toàn vẹn và các nhu cầu của người sử dụng. Một vài thuộc tính có thể có dải giá trị mong muốn mà không phụ thuộc vào các nhu cầu của người sử dụng cụ thể nhưng phụ thuộc vào các yếu tố chung, ví dụ như các yếu tố nhận thức của con người.
Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho bất kì loại sản phẩm phần mềm nào và cho bất kì ứng dụng nào. Người sử dụng tiêu chuẩn này có thể chọn hoặc thay đổi và áp dụng các phép đánh giá và phép đo từ tiêu chuẩn này hoặc có thể định nghĩa các phép đánh giá theo ứng dụng cụ thể cho lĩnh vực ứng dụng riêng. Ví dụ, phương pháp đánh giá cụ thể về đặc tính chất lượng như an toàn hay bảo mật có thể tìm trong các tiêu chuẩn quốc tế của IEC 65 hay ISO/IEC JTC 1/SC 27.
Người sử dụng Tiêu chuẩn này bao gồm:
• Người mua sản phẩm (cá nhân hay tổ chức mua hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp);
• Người đánh giá (cá nhân hay tổ chức thực hiện đánh giá. Người đánh giá có thể, ví dụ như, là phòng kiểm định, trung tâm chất lượng của tổ chức phát triển phần mềm, tổ chức chính phủ hoặc người sử dụng);
• Người phát triển (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển, bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế, và kiểm tra chấp thuận trong quá trình vòng đời sản phẩm phần mềm);
• Người bảo trì (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động duy trì);
• Nhà cung cấp (cá nhân hay tổ chức tham gia ký hợp đồng với người mua sản phẩm để cung cấp hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm trên các điều khoản của hợp đồng) khi kiểm tra chất lượng phần mềm trong cuộc kiểm tra xác định chất lượng;
• Người sử dụng (cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm phần mềm để thực hiện chức năng xác định) khi đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm trong cuộc kiểm tra chấp thuận;
• Người quản lí chất lượng (cá nhân hay tổ chức thực hiện kiểm tra có hệ thống các sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm) khi đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm như một phần của bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
[1] TCVN 8702:2011 - Công nghệ thông tin - Chất lượ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9094:2011 (ISO/IEC 24734:2009) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất in kỹ thuật số
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9095:2011 (ISO/IEC 24735:2009) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất sao chép kỹ thuật số
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9096:2011 (ISO/IEC 29183:2010) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất sao chép kỹ thuật số với bản gốc một mặt
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8708:2011 về Công nghệ thông tin - Đánh giá sản phẩm phần mềm - Phần 4: Quy trình cho người mua sản phẩm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8707:2011 về Công nghệ thông tin - Đánh giá sản phẩm phần mềm - Phần 3: Quy trình cho người phát triển
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8706:2011 về Công nghệ thông tin - Đánh giá sản phẩm phần mềm - Phần 2: Quy trình cho bên đánh giá
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9094:2011 (ISO/IEC 24734:2009) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất in kỹ thuật số
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9095:2011 (ISO/IEC 24735:2009) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất sao chép kỹ thuật số
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9096:2011 (ISO/IEC 29183:2010) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất sao chép kỹ thuật số với bản gốc một mặt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8704:2011 về Công nghệ thông tin - Chất lượng sản phẩm phần mềm - Phần 3: Các phép đánh giá chất lượng sử dụng
- Số hiệu: TCVN8704:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra