Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal methods for sampling techniques from surfaces using contact plates and swabs
Lời nói đầu
TCVN 8129 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 18593 : 2004;
TCVN 8129 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU BỀ MẶT SỬ DỤNG ĐĨA TIẾP XÚC VÀ LAU BỀ MẶT
Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal methods for sampling techniques from surfaces using contact plates and swabs
Tiêu chuẩn này quy định các kỹ thuật đối với các phương pháp lấy mẫu bề mặt sử dụng đĩa hoặc gạc tiếp xúc trên bề mặt trong môi trường công nghệ chế biến thực phẩm (và các nhà máy chế biến thực phẩm), để phát hiện hoặc định lượng vi sinh vật tồn tại.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "môi trường" nghĩa là bất kỳ một vật nào tiếp xúc với sản phẩm thực phẩm hoặc gần như cho thấy nhiễm bẩn hoặc nguồn tái nhiễm, ví dụ: vật liệu, nhà xưởng, người vận hành.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử, dung dịch huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật - Phần 1: Các nguyên tắc chung về chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân.
3.1. Vì các phương pháp này không xác định được độ tin cậy hoặc tái lập, nên các kết quả chỉ được sử dụng trong "phân tích xu hướng".
3.2. Đĩa tiếp xúc (hoặc phiến kính nhúng) đã làm đầy bằng môi trường thạch thích hợp được ấn vào bề mặt cần thử nghiệm. Sau khi ủ, ước tính sự nhiễm bẩn bề mặt thu được bằng cách đếm số lượng khuẩn lạc phát triển.
3.3. Sử dụng phương pháp lau bề mặt, thì đánh dấu vùng bề mặt cần kiểm tra (ví dụ: dùng khuôn mẫu) rồi dùng tăm bông lau vùng đã đánh dấu. Phần tăm bông được bẻ rồi cho vào ống nghiệm hoặc chai có chứa dung dịch lỏng vô trùng hoặc chất lỏng trung tính và lắc bằng tay để trộn.
Nếu bề mặt được lau bằng khăn hoặc bọt biển vô trùng (ướt), thì dụng cụ lấy mẫu được bảo quản trong một thể tích xác định của dung dịch lỏng (ví dụ 100 ml cho 100 cm2).
Trong phòng thử nghiệm, sử dụng huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo, nếu cần, để xác định số lượng vi sinh vật bằng các qui trình nêu trong các phương pháp định lượng (nhóm) các vi sinh vật cần phát hiện.
CHÚ THÍCH: Thời gian và nhiệt độ ủ phụ thuộc vào kiểu vi sinh vật cần phát hiện.
3.4. Đối với môi trường chọn lọc, có thể tiến hành các phép thử khẳng định thích hợp. Số lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc của các vi sinh vật cụ thể trên centimet vuông hoặc mỗi miếng gạc tính được từ số lượng khuẩn lạc (đã khẳng định).
3.5. Sau khi lấy mẫu, bề mặt được làm sạch và tẩy trùng, nếu cần, để sau khi lấy mẫu không để lại vết dinh dưỡng trên bề mặt đượ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8129:2009 (ISO 18593 : 2004) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu bề mặt sử dụng đĩa tiếp xúc và lau bề mặt
- Số hiệu: TCVN8129:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực