Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8093 : 2009

NỒI CƠM ĐIỆN - YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Electric rice cooker - Performance requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 8093 : 2009 thay thế TCVN 5393 : 1991 và 5394 : 1991;

TCVN 8093 : 2009 tham khảo JIS C 9212 : 1993, sửa đổi 1 : 2007;

TCVN 8093 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NỒI CƠM ĐIỆN - YÊU CẦU V TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Electric rice cooker - Performance requirements and test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nồi cơm điện, nồi cơm điện kết hợp giữ nóng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có dung tích nấu cơm không quá 3,6 I, có điện áp danh định là 220 V xoay chiều, tần số 50 Hz, công suất danh định để nấu cơm không vượt quá 2 kW và công suất để giữ nóng cơm không quá 0,1 kW.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 5699-2-15 (IEC 60335-2-15), Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15 : Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng

TCVN 7680 (IEC 60799), Phụ kiện điện - Bộ dây nguồn và bộ dây nối liên kết

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Nồi cơm điện (electric rice cooker)

Nồi sử dụng năng lượng điện, chủ yếu để nấu cơm và có thể giữ nóng cơm trong một thời gian ngắn. Nồi cơm điện gồm thân chính, nắp, nồi nấu.

3.2. Nồi cơm điện kết hợp giữ nóng (electric rice cooker with warmer)

Nồi cơm điện có thêm chức năng giữ nóng.

3.3. Dung tích nấu cơm lớn nhất (maximum capacity)

Dung tích lớn nhất (tính bằng lít) mà gạo có thể chín trong một lần nấu cơm ứng với từng loại nồi cơm điện và nồi cơm điện kết hợp giữ nóng.

3.4. Thân chính (main body)

Bộ phận không bao gồm nồi nấu và nắp nồi.

3.5. Nồi nấu (inner)

Dụng cụ nằm trong nồi cơm điện dùng để chứa gạo và nước.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu chung

Nồi cơm điện phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn quy định trong TCVN 5699-2-15 (IEC 60335-2-15).

Các thiết bị lắp với nồi cơm điện như bộ dây nguồn, công tắc, nút bấm, thiết bị bảo vệ quá nhiệt khi có sự cố, cầu chảy, v.v... phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Các bộ phận của nồi cơm điện phải được làm từ vật liệu không có nguy cơ biến đổi hóa học có hại hoặc hòa tan chất có hại vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

Vật liệu của thân chính phải chịu được nhiệt trong điều kiện sử dụng thông thường. Vật liệu làm thân chính không được gây hại cho cơ thể người.

Vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt phải chịu được nhiệt của những vật lân cận và những vật có thể tiếp xúc với chúng.

Các chi tiết làm bằng thép (trừ thép không gỉ) phải được gia công xử lý chống gỉ như mạ, sơn, hay các biện pháp thích hợp khác.

4.2. Công suất tiêu thụ điện

Dung sai của công suất tiêu thụ điện thực tế và công suất tiêu thụ danh định phải nằm trong các giá trị nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Dung sai cho phép của công suất tiêu thụ điện

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8093:2009 về Nồi cơm điện - Yêu cầu về tính năng và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN8093:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản