Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7167-2 : 2002

ISO 7296-2 : 1996

CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ - PHẦN 3: CẦN TRỤC TỰ HÀNH

Cranes – graphical symbols – Part 3: Mobile General

Lời nói đầu

TCVN 7167-2:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 7296-2:1996.

TCVN 7167-2:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 178 Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ - PHẦN 3: CẦN TRỤC TỰ HÀNH

Cranes – graphical symbols – Part 3: Mobile General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu bằng hình vẽ dùng cho các bộ phận điều khiển và hiển thị trên cần trục tự hành như đã định nghĩa trong ISO 4306-2.

Chú thích

1) Các vấn đề không rõ ràng giữa các ký hiệu bằng hình vẽ trong tiêu chuẩn này và trong tiêu chuẩn TCVN 7167-1:2002 (ISO 7296-1) sẽ được làm rõ trong bản sửa đổi tiếp theo của TCVN 7167-1:2002 (ISO 7296-1).

2) Các kí hiệu hình vẽ cho các dạng riêng biệt của máy và thiết bị có thể tìm trong các phần khác của tiêu chuẩn này.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3461-1:1988 General principles for the creation of graphical symbols – Part 1: Graphical symbols for use on equipment (Nguyên tắc chung khi xây dựng ký hiệu bằng hình vẽ - Phần 1: Ký hiệu hình vẽ sử dụng trên thiết bị.)

ISO 4196:1984 Graphical symbols – Use of arrows (Ký hiệu hình vẽ sử dụng mũi tên).

ISO 4306-2:1985 Lifting appliances – Vocabulary – Part 2: Mobile cranes (Thiết bị nâng – Thuật ngữ - Phần 2: Cần trục tự hành.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Ký hiệu bằng hình vẽ (Graphical symbol): Hình ảnh không phụ thuộc vào ngôn ngữ, có thể nhận biết bằng mắt để truyền đạt thông tin, được tạo ra bằng cách vẽ, in hoặc các phương pháp khác.

Chú thích 3 – Để đơn giản hóa cách gọi thuật ngữ “ký hiệu” được sử dụng trong tiêu chuẩn này thay thế cho thuật ngữ “ký hiệu bằng hình vẽ”.

4. Qui định chung

4.1. Các điều dưới đây nêu các ký hiệu được quy định trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thực tế các ký hiệu dưới dạng các nét bao đậm có thể được tô kín nhằm làm rõ thêm khi sao chép và tăng khả năng nhận biết bằng mắt của người sử dụng, trừ trường hợp có các chú thích khác cho các biểu tượng riêng biệt.

4.2. Do những hạn chế trong công nghệ tái tạo và hiển thị nên có thể phải tăng độ đậm của đường nét hoặc thực hiện các sửa đổi nhỏ trên ký hiệu. Các sửa đổi được coi là hợp lệ nếu ký hiệu vẫn giữ được các yếu tố hình học cơ bản và người vận hành có thể dễ dàng nhận biết nó.

4.3. Ngoài ra, để cải thiện hình thức và khả năng nhận biết ký hiệu bằng hình vẽ hoặc để phù hợp với thiết kế của thiết bị có dùng ký hiệu hình vẽ, độ đậm đường nét của ký hiệu có thể thay đổi, các góc của ký hiệu được uốn tròn. Người thiết kế hình vẽ được tự do thực hiện các thay đổi này miễn là giữ được các đặc tính nhận dạng cơ bản của ký hiệu (Xem ISO 3461-1:88, 10.2).

4.4. Khi sử dụng trong thực tế, tất cả các ký hiệu phải có kích thước đủ lớn để người vận hành dễ dàng nhận biết (Xem các chỉ dẫn về kích thước thích hợp của các ký hiệu trong ISO 3461-1). Các ký hiệu phải đặt đúng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7167-2:2002 (ISO 7296-2 : 1996) về Cần trục - Ký hiệu bằng hình vẽ - Phần 2: Cần trục tự hành

  • Số hiệu: TCVN7167-2:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản