HIỆU CHUẨN ĐẦU ĐO LỰC, ĐẦU ĐO MÔMEN XOẮN KIỂU CẦU ĐIỆN TRỞ ỨNG SUẤT
Calibration of Strain gauge type Force or Torque transducers
Lời nói đầu
TCVN 6815 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và mày dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn ASTM 556 : 95 và OIML R60 :1991,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
HIỆU CHUẨN ĐẦU ĐO LỰC, ĐẦU ĐO MÔMEN XOẮN KIỂU CẦU ĐIỆN TRỞ ỨNG SUẤT
Calibration of Strain gauge type Force or Torque transducers
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp hiệu chuẩn đầu đo lực, đầu đo mômen kiểu cầu điện trở ứng suất riêng biệt hoặc hợp bộ với thiết bị đo (sau đây gọi tắt là đối tượng hiệu chuẩn) trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực liên quan.
1.2. Phương pháp này hướng dẫn thực hiện hiệu chuẩn tĩnh, mô phỏng lực hoặc mômen đặt lên đầu đo gần với điều kiện ứng dụng trong các trường hợp sau:
- Đầu đo lực riêng rẽ hoặc hợp bộ với thiết bị đo có đại lượng đầu ra tỉ lệ với lực chuẩn đầu vào, biểu thị bằng N.
- Đầu đo mômen riêng rẽ hoặc hợp bộ với thiết bị đo có đại lượng đầu ra tỉ lệ với lực chuẩn và cánh tay đòn đặt lực đầu vào, biểu thị bằng Nm.
1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy, hoặc thiết lập điều kiện an toàn, bổ sung cho phù hợp với điều kiện ứng dụng để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
ASTM 556:95 Phương pháp thử tiêu chuẩn để hiệu chuẩn bánh xe đo lực hoặc đầu đo mômen xoắn bằng bệ hiệu chuẩn (mức người sử dụng).
OIML R60:1991 Pháp quy đo lường về đầu đo lực
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:
3.1.1. Thiết bị gây tải chuẩn: Bao gồm máy, cơ cấu gây tải, các phụ kiện gá lắp bổ trợ cần thiết, đầu đo và thiết bị đo hợp bộ thích hợp để gây/đọc tải chuẩn đặt lên đầu đo thực hiện kiểm tra, thử và so sánh cho mục đích hiệu chuẩn.
Chú thích:
Có thể sử dụng cơ cấu cánh tay đòn có độ dài chuẩn với khối lượng chuẩn, hoặc với cơ cấu lực chuẩn để hiệu chuẩn đầu đo mômen xoắn.
Trong trường hợp đối tượng hiệu chuẩn là đầu đo riêng biệt, thiết bị đo phối hợp phải thỏa mãn điều kiện của thiết bị gây tải chuẩn.
3.1.2. Thiết bị đo: Thiết bị điện tử cung cấp nguồn kích thích đầu đo, thực hiện các khâu chuyển đổi đo lường, khuyếch đại, tính toán xử lý, truyền thu, lưu giữ dữ liệu và chỉ thị kết quả đo.
3.1.3. Đầu đo: Phần tử sử dụng cầu đo điện trở ứng suất để chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng (tín hiệu) điện. Ví dụ như chuyển đổi lực hay mômen xoắn thành tín hiệu điện, tỷ lệ với tải đầu vào.
3.1.4. Tải: Khối lượng, mômen xoắn hoặc lực đặt lên đầu đo.
3.1.5. Tải định mức: Tải đầu vào cực đại mà đầu đo được thiết kế để đo theo đặc tính kỹ thuật công bố.
3.1.6. Nguồn kích thích: Nguồn điện hoặc điện áp cần thiết, cung cấp cho cầu đo điện trở ứng suất để đầu đo hoạt động.
3.1.7.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6815:2001 về Hiệu chuẩn đầu đo lực, đầu đo mômen xoắn kiểu cầu điện trở ứng suất
- Số hiệu: TCVN6815:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết