Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6181-2:2015

ISO 6703-2:1984

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH XYANUA - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH XYANUA DỄ GIẢI PHÓNG

Water quality - Determination of cyanide - Part 2: Determination of easily liberatable cyanide

Lời nói đầu

TCVN 6181-2:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 6703-2:1984 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 6181-2:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6181 (ISO 6703), Chất lượng nước - Xác định xyanua gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 6181-1:1996 (ISO 6703-1:1984), Phần 1: Xác định xyanua tổng;

- TCVN 6181-2:2015 (ISO 6703-2:1984), Phần 2: Xác định xyanua dễ giải phóng;

- TCVN 6181-3:2015 (ISO 6703-3:1984), Phần 3: Xác định xyanogen clorua.

Lời giới thiệu

Xyanua có thể có dạng ở trong nước ở dạng axit xianhydric (axit xiandric), các ion xyanua và các phức xyanua. Những hợp chất này có thể được xác định theo xyanua tổng hoặc xyanua dễ giải phóng. Nếu các hợp chất xyanua đã bị clo hóa, thì xyanogen clorua (ClCN) được tạo ra và hợp chất này phải được xác định riêng.

Các phương pháp đề cập trong TCVN 8161-1 (ISO 6703-1), TCVN 8161-2 (ISO 6703-2) và TCVN 8161-3 (ISO 6703-3) là thích hợp để kiểm soát chất lượng nước và để kiểm tra nước thải đô thị và nước thải công nghiệp. Các phương pháp này phù hợp với kỹ thuật có sẵn để phân giải các xyanua trong trạm xử lý và được dựa trên sự tách của hydro xyanua đã giải phóng (hoặc trong trường hợp TCVN 6181-3 (ISO 6703-3), là của xyanogen) do cất lôi cuốn bằng khí mang.

Tiêu chuẩn này bao gồm bốn mục. Mục một về sự giải phóng và hấp thụ của hydro xyanua. Ba mục còn lại là các phương pháp thay thế để xác định định lượng các ion xyanua, như sau:

- Phương pháp đo quang phổ bằng pyridin/axit bacbituric (mục hai).

- Phương pháp chuẩn độ sử dụng hiệu ứng Tyndall (mục ba).

- Phương pháp chuẩn độ sử dụng chất chỉ thị (mục bốn).

Các quy định kỹ thuật của ba phương pháp thay thế là cần thiết vì mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm. Có thể trích dẫn lưu ý khi áp dụng trong tất cả các trường hợp.

Khả năng áp dụng của từng phương pháp được mô tả trong Điều 8, Điều 16 và Điều 24.

CHÚ THÍCH: Do phản ứng của các hóa chất có chứa xyanua hoặc các chất tạo xyanua khác nhau, nên không thể chỉ rõ một phương pháp duy nhất để xác định định lượng các ion xyanua.

 

CHT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH XYANUA - PHN 2: XÁC ĐỊNH XYANUA DỄ GIẢI PHÓNG

Water quality - Determination of cyanide - Part 2: Determination of easily liberatable cyanide

CẢNH BÁO: Cn chú ý ti độc tính của xyanua và phải đặc biệt thận trọng khi xử lý xyanua và các dung dịch của chúng.

Tt cả mọi thao tác phải thực hiện trong tủ hút. Tránh tiếp xúc với da và mt. Khi hút luôn luôn sử dụng pipet an toàn (pipet có quả bóp). Vic khử độc các mẫu và các dung dịch có chứa xyanua hay các kim loại nặng tuân theo các quy định ca cơ quan quản lý có thm quyền.

Các hóa chất khác được quy định trong tiêu chuẩn này đều nguy hại, ví dụ như pyridin.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định xyanua dễ giải phóng trong nước (xem Điều 2).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6181-2:2015 (ISO/TS 6703-2:1984) về Chất lượng nước - Xác định xyanua - Phần 2: Xác định xyanua dễ giải phóng

  • Số hiệu: TCVN6181-2:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản