Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN, SỬ DỤNG VÀ DUY TRÌ CHUẨN ĐO LƯỜNG
Principles concerning choice, official recognition, use and conservation of measurment standards
Lời nói đầu
TCVN 6163:1996 hoàn toàn tương đương với tài liệu quốc tế OIML/D.8 do OIML công bố năm 1983.
TCVN 6163:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/M3 “Các vấn đề chung về đo lường” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ–CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN, SỬ DỤNG VÀ DUY TRÌ CHUẨN ĐO LƯỜNG
Principles concerning choice, official recognition, use and conservation of measurment standards
Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn chung về việc lựa chọn, công nhận chính thức, sử dụng và duy trì chuẩn chính, chuẩn công tác, tức là những chuẩn đo lường ở cấp bậc thấp hơn chuẩn đầu (bậc hai, bậc ba...) cho các cơ quan quốc gia về đo lường hợp pháp, các trung tâm hiệu chuẩn được chỉ định và các cơ quan đo lường khác được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các chuẩn đầu, chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia hoặc các chuẩn đo lường có mục đích sử dụng đặc biệt như chuẩn sao, chuẩn so sánh.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ chuẩn luôn có nghĩa là chuẩn đo lường với phạm vi giới hạn đã nêu trên.
CHÚ THÍCH: Những chuẩn có thể khác hoặc không khác với phương tiện đo thông thường. Những chuẩn ở cấp thấp hơn thường giống như những phương tiện đo thông thường. Chúng được chọn theo kiểu loại hoặc theo những đặc trưng riêng từ những phương tiện đo được sản xuất hàng loạt. Trong trường hợp này, chuẩn được phân biệt với phương tiện đo thông thường theo mục đích sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm định phương tiện đo. Do đó việc áp dụng có hệ thống những nguyên tắc về lựa chọn, công nhận chính thức, sử dụng và bảo quản chuẩn là đặc biệt quan trọng.
2. Việc áp dụng các nguyên tắc
2.1. Việc áp dụng các nguyên tắc về lựa chọn, công nhận chính thức, sử dụng và duy trì chuẩn cần tính đến:
- trình độ đo lường của chuẩn;
- trình độ kỹ thuật, tính phức tạp và quy mô của chuẩn;
- kiểu loại của chuẩn (chuẩn chính, chuẩn công tác, chuẩn dùng để hiệu chuẩn, chuẩn dùng để kiểm định...);
- tầm quan trọng của chuẩn đối với sự phát triển khoa học và công nghệ, đối với việc đáp ứng các nhu cầu công nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân hoặc đối với lợi ích quan trọng khác của quốc gia;
- những trường hợp sử dụng đặc biệt khác.
2.2. Tùy theo quy định của nhà nước mà hình thức áp dụng các nguyên tắc này sẽ khác nhau và phụ thuộc vào các tổ chức dưới đây:
- các cơ quan đo lường hợp pháp;
- các cơ quan được ủy quyền chính thức;
- những người sử dụng khác về chuẩn trong công nghiệp, giao thông, thông tin, thương mạ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3573:2009 về Các chỉ tiêu thống kê về độ chính xác và tính ổn định của các nguyên công công nghệ - Phương pháp tính toán
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 1891/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3573:2009 về Các chỉ tiêu thống kê về độ chính xác và tính ổn định của các nguyên công công nghệ - Phương pháp tính toán
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6163:1996 (OIML/ D.8) về Nguyên tắc lựa chọn, công nhận, sử dụng và duy trì chuẩn đo lường
- Số hiệu: TCVN6163:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra