TCVN 5705:1993
QUY TẮC GHI KÍCH THƯỚC
Dimensioning
Lời nói đầu
TCVN 5705:1993 được xây dựng trên cơ sở ISO R129:1959. TCVN 5705:1993 thay thế cho các phần 1, 2, 3 của TCVN 9:1985.
TCVN 5705:1993 do Tiểu ban tiêu chuẩn TC10/ISO về “Tài liệu thiết kế” của Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QUY TẮC GHI KÍCH THƯỚC
Dimensioning
Tiêu chuẩn này quy định quy tắc ghi kích thước dài, kích thước góc trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của các ngành công nghiệp.
1. Quy định chung
1.1. Cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vật thể được biểu diễn là kích thước ghi trên bản vẽ, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình biểu diễn.
1.2. Số lượng kích thước ghi trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra vật thể. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác. Kích thước ghi trên hình chiếu nào thể hiện rõ ràng nhất cấu tạo của phần tử. 1.3. Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo, mà mà chỉ nhằm thuận lợi cho việc sử dụng, được gọi là kích thước tham khảo. Các kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn (Hình 1). | Hình 1 |
1.4. Đối với bề mặt có lớp phủ, thì kích thước bề mặt được ghi trước khi phủ (Hình 35). Cho phép ghi kích thước bề mặt trước và sau khi phủ (Hình 2). 1.5. Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn. Trên bản vẽ không cần ghi tên đơn vị đo. Trường hợp dùng đơn vị dài khác như centimét, mét… thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần ghi chú chung của bản vẽ. 1.6. Dùng độ, phút, giây, làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. | Hình 2 |
2. Ghi kích thước 2.1. Đường gióng và kích thước 2.1.1. Đường gióng và đường ghi kích thước được vẽ bằng một nét liền mảnh (Hình 3). 2.1.2. Đường gióng được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạ |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4455:1987 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8-21:2005 (ISO 128-21:1997) về Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn - Phần 21: Chuẩn bị các nét vẽ cho hệ thống CAD
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4367:1986 (ST SEV 3332:198 ) về Hệ thống tài liệu thiết kế - Quy tắc ghi kích thước, dung sai và lắp ghép phần tử côn
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4455:1987 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8-21:2005 (ISO 128-21:1997) về Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn - Phần 21: Chuẩn bị các nét vẽ cho hệ thống CAD
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4367:1986 (ST SEV 3332:198 ) về Hệ thống tài liệu thiết kế - Quy tắc ghi kích thước, dung sai và lắp ghép phần tử côn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5705:1993 về Quy tắc ghi kích thước
- Số hiệu: TCVN5705:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực