SƠN VÀ VECNI - KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
Paints and varnishes - Examination and preparation of samples for testing
Lời nói đầu
TCVN 5669 : 2007 thay thế TCVN 5669 : 1992.
TCVN 5669 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1513 : 1992 và Bản đính chính kỹ thuật 1 : 1994.
TCVN 5669 : 2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC9 Sơn và vecni - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 5669 : 2007
SƠN VÀ VECNI - KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
Paints and varnishes - Examination and preparation of samples for testing
Tiêu chuẩn này là một trong bộ tiêu chuẩn lấy mẫu và thử nghiệm sơn, vecni và các sản phẩm liên quan.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình kiểm tra sơ bộ từng mẫu thử, quy trình chuẩn bị mẫu thử bằng cách pha trộn và rút gọn hàng loạt mẫu đại diện cho lô hàng hay cho sơn, vecni chưa được đóng gói hoặc các sản phẩm liên quan, lấy mẫu sản phẩm cần kiểm tra theo TCVN 2090 : 2007.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 2090 : 2007 (ISO 15528 : 2000) Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.
TCVN 2230 : 2007 (ISO 565 : 1990) Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa.
3.1. Điều kiện đối với thùng chứa mẫu
Ghi lại tất cả khuyết tật của thùng chứa mẫu hay bất kỳ chỗ rò rỉ nào phát hiện được. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sản phẩm chứa trong thùng bị ảnh hưởng thì phải loại bỏ mẫu.
3.2. Mở thùng chứa mẫu
CẢNH BÁO Một số loại sơn và các sản phẩm liên quan (như chất tẩy sơn) dễ làm tăng áp suất khí hoặc hơi trong quá trình lưu giữ. Cẩn thận khi mở thùng chứa, đặc biệt nếu quan sát thấy nắp hoặc đáy của thùng chứa bị phồng.
Nếu xảy ra các hiện tượng như vậy, phải được ghi lại trong báo cáo (điều 10).
Loại bỏ tất cả những vật liệu bao gói và những mảnh vụn khác ra khỏi bề mặt ngoài của thùng chứa, đặc biệt là những thứ bám xung quanh miệng thùng. Mở thùng chứa một cách cẩn thận, sao cho sản phẩm bên trong không bị khuấy trộn.
4. Quy trình kiểm tra sơ bộ đối với sản phẩm lỏng như vecni, nhũ tương, chất pha loãng...
4.1. Kiểm tra bằng mắt thường
4.1.1. Mức hao hụt
Ghi lại mức hao hụt ước lượng, có nghĩa là khoảng không phía trên sản phẩm đựng trong thùng chứa, tính theo phần trăm của tổng dung tích của thùng chứa.
4.1.2. Lớp váng bề mặt
Ghi lại sự xuất hiện lớp váng bề mặt và tính chất của lớp váng đó như liên tục, cứng, mềm, mỏng, dày vừa phải hay quá dày.
Nếu thấy có lớp váng trên mẫu, tốt nhất nên loại bỏ mẫu. Nếu không thể loại bỏ mẫu, có thể tách hoàn toàn lớp váng ra khỏi các thành của thùng chứa và loại bỏ nó, lọc bỏ nếu cần.
Ghi l
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3241/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia về Sơn và vecni do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5669:2013 (ISO 1513:2010) về Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9760:2013 (ISO 2808:2007) về Sơn và vecni – Xác định độ dày màng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9761:2013 (ISO 2810 : 2004) về Sơn và vecni – Sự phong hóa tự nhiên của lớp phủ - Phơi mẫu và đánh giá
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2230:2007 (ISO 565 : 1990) về Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992) về Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử
- Số hiệu: TCVN5669:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực