TIÊU CHUẨN: TCVN 5658-1992
Ô TÔ
HỆ THỐNG PHANH
YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Automobiles
Braking systems
General safety requirements and testing methods
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ thống phanh của ô tô du lịch, ô tô tải, ô tô chở khách (gọi chung là ô tô) và quy định yêu cầu an toàn và phương pháp thử.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho phanh ô tô móc kéo, ô tô có tốc độ lớn nhất không quá 20 km/h, ô tô ba bánh với khối lượng toàn tải không lớn hơn 1 tấn.
Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được nêu trong phụ lục 1.
1. YÊU CẦU AN TOÀN.
1.1 Hệ thống phanh phải đảm bảo tốt khả năng làm việc an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Trong quá trình sử dụng, không cho phép thay đổi kết cấu của hệ thống phanh.
1.2 Ô tô phải được trang bị hệ thống phanh chính, hệ thống phanh sự cố và hệ thống phanh tay. Tùy theo tính chất làm việc và khối lượng toàn tải của ô tô có thể trang bị thêm phanh phụ.
1.3 Tất cả các chi tiết, cụm chi tiết và cơ cấu của hệ thống phanh có độ bền được đảm bảo cũng như dầu phanh, ống dẫn dầu v.v…không được thay bằng các chi tiết chế tạo tùy tiện tại các cơ sở phi công nghiệp không phù hợp với yêu cầu đã quy định của cơ sở chế tạo ô tô.
1.4 Vị trí bộ phận điều khiển phải được bố trí sao cho có thể điều khiển thuận lợi và an toàn.
1.5 Các chi tiết của bộ phận dẫn động phanh, thùng chứa dầu phanh, bình chứa khí nén phải được che chắn và bố trí hợp lý trên ô tô để không bị đốt nóng và không làm suy giảm khả năng làm việc của hệ thống phanh trong điều kiện vận hành đã quy định.
1.6 Hệ thống phanh chính, hệ thống phanh sự cố và hệ thống phanh tay phải làm việc tốt và an toàn, không có sự hư hỏng tức thời của bất cứ chi tiết nào trong hệ thống khi tác động vào bộ phận điều khiển một lực không lớn hơn lực điều khiển lớn nhất cho phép, được quy định trong bảng 1 và 2.
1.7 Các tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả của phanh khi làm việc toàn tải và không tải của hệ thống phanh chính phải phù hợp với chỉ dẫn trong bảng 1, của hệ thống phanh sự cố trong bảng 2.
1.8 Sự rò rỉ khí nén của hệ thống phanh khí nén không được gây ra sự sụt áp của không khí nén khi máy nén không làm việc đến 5Pa (0,5 kg/cm2) trong thời gian 30 phút khi cơ cấu điều khiển phanh ở vị trí không làm việc.
1.9 Hệ thống phanh tay phải đảm bảo cho ô tô đứng im trên mặt đường có độ dốc 16% khi toàn tải, còn khi không tải ô tô tại M phải đứng yên trên mặt đường có độ dốc 23% và ô tô loại N phải đứng yên trên mặt đường có độ dốc 31%.
1.10 Để đảm bảo an toàn, ô tô loại N3 và M3 cần được trang bị hệ thống phanh phụ. Khi chạy trên vùng đồi núi với tốc độ 30 ± 5km/h hệ thống phanh phụ phải đảm bảo giảm tốc độ ô tô với gia tốc không nhỏ hơn 0,5m/s2 khi toàn tải và 0,8m/s2 khi không tải.
1.11 Để đảm bảo an toàn, hệ thống phanh của ô tô phải được trang bị các hệ thống thiết bị và kiểm tra để bảo đảm cho người lái biết trạng thái kỹ thuật của phanh.
Bảng 1
Loại ô tô | Tốc độ lúc bắt đầu phanh Vo.km/h | Lực đặt vào bộ phận điều khiển P.N không lớn hơn | Quãng đường phanh Sp,m không lớn hơn | Độ giảm tốc I…m/s không nhỏ hơn |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5658:1992 về Ôtô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN5658:1992
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1992
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực