Hệ thống pháp luật

TCVN 5124:1990

ĐỘNG CƠ ĐIEZEN Ô TÔ MÁY KÉO - BƠM CAO ÁP - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Automobile and tractor diessel engines - Fuel injection pumps - Testing methods

 

Lời nói đầu

TCVN 5124:1990 phù hợp với ST SEV 4339:1983.

TCVN 5124:1990 do Viện Nghiên cứu máy - Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ĐỘNG CƠ ĐIEZEN Ô TÔ MÁY KÉO - BƠM CAO ÁP - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Automobile and tractor diesel engines - Fuel injection pumps - Testing methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bơm nhiên liệu cao áp được dùng để cấp nhiên liệu cho động cơ điezen ôtô máy kéo và quy định phương pháp thử bơm cao áp trên băng.

1. Quy định chung

1.1. Khi thử nghiệm thu - giao nhận bơm cao áp trên băng thử, cần kiểm tra các thông số sau:

- Góc phun sớm hoặc góc kết thúc phun nhiên liệu của phân bơm cơ bản và sau đó là thứ tự và các góc phun sớm kết thúc phun nhiên liệu của các phân bơm còn lại;

- Lượng cấp nhiên liệu ở tần số quay danh nghĩa, tần số quay không tải lớn nhất, tần số khởi động, tần số quay ứng với mômen xoắn lớn nhất của động cơ;

- Độ không đồng đều của việc cấp nhiên liệu của các phân bơm ở tần số tương ứng với chế độ danh nghĩa, chế độ không tải và chế độ mômen xoắn lớn nhất;

- Tần số quay ứng với lúc bộ điều tốc bắt đầu và kết thúc việc cấp nhiên liệu;

- Đối với những bơm có khớp tự động điều chỉnh góc phun sớm, cần đo những góc xoay của khớp này phụ thuộc vào tần số quay.

CHÚ THÍCH: Sự cần thiết phải kiểm tra lượng cấp và độ không đồng đều của việc cấp nhiên liệu ở tần số quay tương ứng với chế độ khởi động, chế độ khởi động với mômen xoắn lớn nhất, cũng như ở các chế độ khác được quy định trong tài liệu kỹ thuật cho từng kiểu bơm cụ thể.

1.2. Lấy số bơm không lớn hơn 1% nhưng không nhỏ hơn 3 chiếc trong lô làm mẫu để thử nghiệm thu

- giao nhận.

Khi kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu dù chỉ đối với một trong những chỉ tiêu được kiểm, phải thử lại với số lượng bơm gấp đôi cũng được lấy từ lô đó. Kết quả thử lại là kết quả cuối cùng áp dụng cho cả lô.

1.3. Thử nghiệm thu - giao nhận được tiến hành trong điều kiện không tháo rời bơm. Cho phép tháo nắp bơm khi đo tần số quay ứng với lúc bộ điều tốc bắt đầu làm việc.

1.4. Yêu cầu về an toàn.

1.4.1. Khi tiến hành thử bơm, phải lưu ý mức an toàn về cháy, an toàn về phá hỏng do các chi tiết quay của bơm cao áp, an toàn do tác động có hại của hơi nhiên liệu, do ồn và rung đến con người.

1.4.2. Các yêu cầu về an toàn theo TCVN 3254:1979, TCVN 3985:1985, TCVN 3255:1979 và các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn đã được duyệt.

2. Thiết bị và dụng cụ của băng thử

Thử bơm cao áp phải được tiến hành trên băng thử cùng các thiết bị sau:

1) Thiết bị để gá đặt bơm;<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5124:1990 (ST SEV 4339:1983) về Động cơ điezen ô tô máy kéo - Bơm cao áp - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN5124:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản