Hệ thống pháp luật

TCVN 4175-1:2008

ISO 1132-1:2000

Ổ LĂN - DUNG SAI - PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Rolling bearings - Tolerances - Part 1: Terms and definitiond

 

Lời nói đầu

TCVN 4175-1:2008 thay thế TCVN 4175:1985.

TCVN 4175-1:2008 hoàn toàn tương đương ISO 1132-1:2000.

TCVN 4175-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 4 ổ lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4175 gồm 2 phần:

- Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa

- Phần 2: Nguyên tắc và phương pháp đo kiểm

 

Ổ LĂN - DUNG SAI - PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Rolling bearings - Tolerances - Part 1: Terms and definitiond

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế quy định dung sai của các kích thước bao, độ chính xác hình học, độ chính xác quay và khe hở bên trong của các ổ lăn. Ngoài ra tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung cho việc áp dụng các dung sai này và đưa ra các ký hiệu cho một số các khái niệm xác định.

Các nguyên lý và phương pháp đo, kiểm tra để đánh giá sự phù hợp với nhiều định nghĩa trong tiêu chuẩn này được nêu trong ISO/TR 9274.

ISO 5593 quy định thuật ngữ định nghĩa cho nhóm ổ lăn ổ đỡ, các giá trị lớn khác được quy định trong các phần của ISO 1132.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 1:1975, Nhiệt độ tiêu chuẩn cho các phép đo chiều dài trong công nghiệp.

TCVN 2244:99 (ISO 286-1:1988), Hệ thống dung sai và lắp ghép ISO - Phần 1: Cơ sở của dung sai, sai lệch và lắp ghép.

ISO 10579:1993, Bản vẽ kỹ thuật - Quy định kích thước và dung sai - Các chi tiết không cứng vững.

3. Quy định chung

Kích thước bao của ổ lăn hoặc chi tiết của ổ lăn không được sai lệch so với kích thước danh nghĩa lớn hơn dung sai được sử dụng khi được đo ở nhiệt độ 20oC theo ISO 1 với các chi tiết của ổ hoàn toàn không chịu tác động của ứng suất do các ngoại lực, bao gồm cả các tải trọng đo và trọng lực trên bản thân chi tiết. Các chi tiết không cứng vững theo định nghĩa trong ISO 10579 là trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, ở đây cần hạn chế các đặc điểm của chúng trong quá trình kiểm tra các kích thước và dung sai đã quy định, ví dụ, các ổ kim có vòng ngoài dập.

Chỉ áp dụng sai lệch dưới của dung sai đường kính lỗ và sai lệch trên của dung sai đường kính ngoài cho toàn bộ chiều rộng của lỗ và các bề mặt ngoài của các vòng ổ. Mặt khác, các định nghĩa được nêu trong 5.1, 5.2 và 6.1 chỉ liên quan đến các bề mặt giữa các cạnh vát của các vòng ổ.

Nếu không có quy định nào khác, các thuật ngữ “vòng”, “vòng trong” và “vòng ngoài” được sử dụng trong tiêu chuẩn này bao gồm cả vòng phẳng (đệm), vòng lắp chặt của ổ chặn và chặn-đỡ và vòng lắp lỏng của ổ chặn và chặn-đỡ.

Đối với các ổ đũa côn, thuật ngữ “vòng trong của ổ đũa côn” đôi khi được sử dụng để xác định “vòng trong” hoặc “cụm vòng trong”, còn “vòng ngoài của ổ đũa côn” để xác định “vòng ngoài”.

Thuật ngữ “đơn nhất” đã được sử dụng từ lâu trong công nghệ ổ lăn (đường kính lỗ đơn nhất”, đường kính ngoài đơn nhất, v.v...), nhưng thuật ngữ này có cùng một đặc điểm như thuật ngữ “thực, cục

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4175-1:2008 (ISO 1132-1:2000) về Ổ lăn - Dung sai - Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN4175-1:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản