TÀI LIỆU THIẾT KẾ - YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TÀI LIỆU BẰNG CHỮ
System for design documentation – General requirements for textual documents
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TÀI LIỆU THIẾT KẾ - YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TÀI LIỆU BẰNG CHỮ
System for design documentation – General requirements for textual documents
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với việc lập các tài liệu thiết kế bằng chữ cho sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp.
CHÚ THÍCH: Tài liệu bằng chữ có nghĩa là nội dung chính của tài liệu diễn đạt bằng chữ (văn bản).
1.1 Tài liệu bằng chữ được chia ra:
Tài liệu bao gồm các bài viết liên tục, ví dụ: thuyết minh kỹ thuật, lý lịch máy, …
Tài liệu bao gồm các bài viết được chia thành các ô cột, ví dụ: các loại bản kê, các Bảng…
1.2. Tài liệu bằng chữ lập theo các mấu đã được quy định ở các tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tài liệu thiết kế.
1.3. Tài liệu bằng chữ được trình bày bằng một trong ba phương pháp sau:
Đánh máy – trên một mặt của tờ giấy. Bộ chữ và số cđa máy phải rõ ràng bằng màu đen hoặc giấy than đen.
Viết tay - viết bằng kiểu chữ và số theo TCVN 6 : 1974, với khổ chữ và số không nhỏ hơn 2,5cm. Chữ và số phải viết rõ ràng bằng mực đen.
In tipô - chỉ sử dụng khi có yêu cầu phải xuất bản.
1.4. Trong tài liệu đánh máy một số từ, công thức, ký hiệu tượng trưng được viết bằng tay, các sơ đồ, hình phải vẽ bằng mực đen.
1.5. Khoảng cách giữa đường khung và ranh giới phải bảo đảm. Cách đường dọc bên trái của khung không nhỏ hơn 9mm.
Cách đường dọc bên phải của khung không nhỏ hơn 3mm.
Khoảng cách của dòng trên cùng hoặc dòng dưới cùng của một trang đến đường ngang trên hoặc dưới của khung không nhỏ hơn 10mm.
Ví dụ về trình bày tài liệu bằng chữ cho trong phụ lục 1
1.6 Mỗi phần của tài liệu bằng chữ nên bắt đầu bằng một tờ mới (trang mới). Mỗi mục của bài viết ghi lùi vào để chừa một khoảng trống ở đầu dòng.
Các ô chỉ thứ tự các mục không được nhô ra khoảng trống trên.
1.7 Những lỗi do đánh máy, viết, và in gây ra, nếu được phát hiện trong quá trình lập tài liệu thì cho phép sửa chữa bằng tẩy sạch lỗi và điền vào đó phần viết đúng bằng đánh máy hoặc viết bằng mực đen, tuỳ theo cách trình bày tài liệu.
Trong tài liệu bằng chữ không cho phép có những tờ bị hỏng, gạch xoá, và dấu vết chưa tẩy sạch của các lỗi bài viết, hình vẽ.
1.8 Để có chỗ ký duyệt thông qua tài liệu bằng chữ, nên lập tờ mặt. Quy tắc lập và trình bày tờ mặt được nêu ra trong phần 4 của tài liệu này.
1.9 Tài liệu bằng chữ nếu không được xuất bản bằng phương pháp in tipô, khi muốn có nhiều bản nên dùng phương pháp in ánh sáng cả hai mặt.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN3825:1983 về Tài liệu thiết kế. Điều kiện kỹ thuật. Quy tắc lập và trình bày
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3818:1983 về Tài liệu thiết kế dạng sản phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3827:1983 về Tài liệu thiết kế. Quy tắc ghi sửa đổi
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3822:1983 về Tài liệu thiết kế - Yêu cầu chung đối với tài liệu bằng chữ
- Số hiệu: TCVN3822:1983
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1983
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực