Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3730 : 1982

NƯỚC BIỂN CHUẨN - QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Standard sea water - Production process

Lời nói đầu

TCVN 3730 : 1982 do Viện nghiên cứu Biển - Viện Khoa học Việt Nam biên soạn, Cục Tiêu chuẩn trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

NƯỚC BIỂN CHUẨN - QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Standard sea water - production process

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc sản xuất nước biển chuẩn theo phương pháp của Mác tin – Knút sen (Martin - Knudsen) phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu biển ở Việt Nam.

1. Nguyên lý của quy trình

Lấy nước biển ngoài khơi có độ muối lớn hơn 35 ‰ làm nguyên liệu. Nước biển được xử lý theo một quy trình quy định sau đó đem nạp vào các ămpun thủy tinh và hàn kín hai đầu. Độ clo của các ămpun nước biển chuẩn được xác định chính xác bằng phương pháp chuẩn độ so sánh với độ clo của nước biển tiêu chuẩn chính theo phương pháp chuẩn độ ngược Vôn – hat (Velhard) do Xphơ – ren – xen (Sphrensen) cải tiến.

2. Những khái niệm cơ bản

2.1. Loạt sản phẩm gọi trong tiêu chuẩn này là những ămpun nước biển chuẩn sản xuất ra trong cùng một đợt và có cùng một giá trị độ clo.

2.2. Nước biển chuẩn chính là loại nước biển tiêu chuẩn quốc tế có độ clo được xác định chính xác theo bạc nguyên chất (QPVN 21 : 1979).

2.3. Nước biển chuẩn gọi trong tiêu chuẩn này được sản xuất ra để sử dụng trong công tác điều tra nghiên cứu biển. Độ clo của nó xác định trên cơ sở độ clo của nước biển tiêu chuẩn chính.

2.4. Độ clo là đơn vị ước định, được xác định tương đương với lượng bạc nguyên chất để kết tủa hết nhóm halogen trong 0,3285233 kg nước biển. Ký hiệu là cl ‰.

2.5. Độ muối là tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất rắn vô cơ hòa tan trong một ki lô gam nước biển, với điều kiện brom và iot được thay thế bằng lượng clo tương đương, tất cả các muối cácbonat chuyển thành dạng oxyt và tất cả các chất hữu cơ được đốt cháy ở nhiệt độ 480 0C. Đơn vị tính là g/ kg và ký hiệu là S ‰.

3. Dụng cụ, trang thiết bị dụng cụ và hóa chất

3.1. Thiết bị dụng cụ (danh mục xem ở phần phụ lục).

Các loại dụng cụ thủy tinh phải làm bằng thủy tinh trung tính. Bình thủy tinh dùng để lấy nước hay chứa nước biển phải ngâm kỹ trong nước biển trên hai tháng, sau đó rửa kỹ bằng nước máy và dung dịch rửa mới pha chế. Cuối cùng rửa bằng nước máy và nước cất hai lần. Trước khi sử dụng phải tráng lại bằng chính nước biển sẽ lấy hay sẽ chứa. Các loại dụng cụ thể tinh khác phải được rửa kỹ bằng dung dịch rửa, nước máy, cuối cùng tráng nhiều lần bằng nước cất hai lần rồi sấy khô để nguội trong bình hút ẩm. Các ống nhựa hay ống cao su phải luộc kỹ trong nước cất rồi sấy khô.

3.2. Hóa chất

3.2.1. Axit nitric (HNO3) 3N.

Dùng axit nitric đặc tinh khiết phân tích (hoặc tinh khiết hoá học) pha loãng bằng nước cất 2 lần, đem đun cách thủy trong 4 giờ. Sau khi để nguội pha thành dung dịch 3 N. Chứa dung dịch trong chai thủy tinh nút mài màu nâu.

3.2.2. Dung dịch nitrat bạc đặc (AgNO3).

Dùng nitrat bạc loại tinh khiết phân tích để pha chế.

Cân lấy 93,15 gam nitrat bạc bằng cân phân tích. Hòa tan lượng cân trong nước cất 2 lần thành 1 kg dung dịch. Dung dịch được axit hoá bằng axit nitric 3 N (trong 1 lít dung dịch thêm vào 10 ml axit). Bảo quản dung dịch trong bình thủy tinh có nút kép và b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3730:1982 về Nước biển chuẩn - Quy trình sản xuất

  • Số hiệu: TCVN3730:1982
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1982
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản