Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3718-2 : 2007

QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG BỨC XẠ TẤN SỐ RAĐIÔ - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦA CON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz

Management of radio frequency radiation fields hazards - Part 2: Recommended methods for measurements of radio frequency electromagnetic fields with respect to human exposure to such fields, 100 kHz - 300 GHz

Lời nói đầu

TCVN 3718-2 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, dựa trên tài liệu IEEE Std C95.3 của Viện kỹ thuật điện và điện tử (Hoa Kỳ), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 3718-2 : 2007 là một phần của bộ TCVN 3718.

TCVN 3718 gồm hai phần:

TCVN 3718-1 : 2005, Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz.

TCVN 3718-2 : 2007, Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađiô liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz.

 

QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG BỨC XẠ TẤN SỐ RAĐIÔ - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỂ ĐO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RAĐIÔ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CỦA CON NGƯỜI Ở DẢI TẦN TỪ 100 kHz ĐẾN 300 GHz

Management of radio frequency radiation fields hazards - Part 2: Recommended methods for measurements of radio frequency electromagnetic fields with respect to human exposure to such fields, 100 kHz - 300 GHz

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađiô mà con người có thể bị phơi nhiễm. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định các phương pháp thích hợp để đo trường và dòng điện cảm ứng trong cơ thể người khi bị phơi nhiễm trong trường này ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguy hiểm tiềm ẩn do phơi nhiễm trong môi trường có các vật liệu bay hơi, dễ cháy và các thiết bị có khả năng xảy ra nổ trong bức xạ điện từ. Tuy nhiên có thể sử dụng kỹ thuật đo và thiết bị đo mô tả trong tiêu chuẩn này để đo trường ở gần các vật liệu dễ cháy hoặc các thiết bị gây nổ.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 3718-1 : 2005, Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 3718-1 : 2005 và các định nghĩa dưới đây.

3.1

anten (antenna)

cơ cấu được thiết kế để bức xạ (hoặc thu) năng lượng điện từ

3.2

năng lượng trung bình () (average power)

mức trung bình theo thời gian của năng lượng lan truyền:

3.3

năng lượng đầu ra trung bình điều biến biên độ (amplitude modulated average power output)

năng lượng tần số rađiô phân bố trên đầu nối ra của bộ phát, lấy trung bình trong một chu kỳ điều biến

3.4

mật độ dòng năng lượng trung bình (average power density)

tích phân mật độ dòng năng lượng tức thời trong khoảng thời gian quy định. Khoảng thời gian có thể liên quan đến nguồn, ví dụ, chu kỳ lặp của nguồn, hoặc liên quan đến việc sử dụng, ví dụ, thời gian trung bình quy định trong hướng dẫn phơi nhiễm. Mật độ dòng năng lượng trung bình được biểu diễn bằng oát trên mét vuông (W/m2)

CHÚ THÍCH: Thông

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3718-2:2007 về Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz

  • Số hiệu: TCVN3718-2:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản